Nhiều người lạc quan với thuốc chủng có thể chống lại coronavirus

SBS News in Macedonian 11 November 2020,

A volunteer services a homeless man some food in Italy Source: AAP

Việc phát triển loại vắc xin chống coronavirus hiện có nhiều tiến triển, mang lại lạc quan là đại dịch toàn cầu cuối cùng sẽ kết thúc. Các nhà lãnh đạo thế giới nhanh chóng bảo đảm số lượng cung cấp loại vắc xin chống COVID-19 mới, được biết hữu hiệu đến mức độ 90 phần trăm và vượt xa các mong đợi chỉ là 70 phần trăm mà thôi.


Đại dịch coronavirus khiến cho nhiều gia đình ở Mỹ phải kỷ niệm ngày lễ Tạ Ơn Thanksgiving một cách khác biệt vào năm nay.

Trong chưa đầy 10 tháng trời, Hoa Kỳ đã vượt quá 10 triệu trường hợp lây nhiễm coronavirus, chiếm 1 phần 5 con số nhiễm virus trên toàn cầu.

Được biết một triệu trường hợp nhiễm bệnh tại Mỹ mới đây, đã đạt đến chỉ trong 10 ngày, nhanh hơn bất cứ lần nào trước đó.

Tại New Jersey, tổ chức vô vụ lợi HealthBarn thường tổ chức buổi tiệc Ta Ơn vào ngày 26 tháng 11, cho 150 người cao niên.

Năm nay, các tình nguyện viên chuẩn bị và đông lạnh các phần ăn và cho vào trong bao cách nhiệt.

Các vị cao niên có thể hâm nóng thực phẩm tại nhà.

Bà Stacey Antine là giám đốc của Hiệp hội HealthBarn cho biết, mọi người đều phải điều chỉnh với lối sống mới.

“Thông thường chúng tôi có bữa ăn tối rất ngon, cùng những người phụ giúp dọn bữa".

'Vì vậy chúng tôi suy nghĩ, tại sao không mang bữa ăn tối, gói gọn lại, cho vào tủ đông đá".

"Chúng tôi hiểu việc nầy quan trọng và có ý nghĩa thế nào khi họ có được bữa ăn nầy, họ biết và cảm ơn đã được cộng đồng yêu mến”, Stacey Antine.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo thế giới phản ứng một cách thận trọng, trước tin tức lạc quan về một loại thuốc chủng COVID-19, dường như đạt đến 90 phần trăm công hiệu, hiện ở giai đoạn thử nghiệm thứ ba.

Việc nầy diễn ra vượt quá những gì mà các nhà điều hành trước đó nói rằng, mức độ hữu hiệu tối thiểu của vắc xin là 50 phần trăm.

Hai công ty dược phẫm là Pfizer và BioTech đã công bố các khám phá sơ khởi cho thấy, việc bảo vệ cho bệnh nhân đạt được trong 7 ngày, sau khi chích liều thứ hai của thuốc chủng và 28 ngày sau khi tiêm liều thứ nhất.

Trong khi các kết quả tạm thời không bao gồm các thông tin về tính chất của 19 trường hợp COVID-19 trong cuộc nghiên cứu, nó cũng tiết lộ có 42 phần trăm trong cuộc nghiên cứu với 43,538 người tình nguyện, thuộc các nguồn gốc văn hóa khác nhau.

Cuộc nghiên cứu trước cho thấy, có nguy cơ gia tăng của virus đối với các nhóm Thổ Dân và các nhóm dân tộc thiểu số.

Để được chấp nhận, các công ty nói rằng họ hy vọng sẽ cung cấp đến 50 triệu vắc xin trên toàn cầu trong năm 2020 và đến 1,3 tỷ liều vào năm 2021.

Người tham gia trong cuộc thử nghiệm vắc xin là bà Maggie Bishop cho biết, bà xúc động trước sự phát triển loại thuốc chủng nầy.

“Bất cứ công ty nào về mức trước nhất, có thể cho chúng ta được chủng ngừa và trở lại cuộc sống của mình. Vì vậy tôi nghĩ, đó là chuyện đáng khuyến khích”, Maggie Bishop.

Trong khi đó, Tổng Thư Ký WHO, Tedros Ghebreyesus nói rằng, tin tức nói trên là đáng khích lệ.

Còn Bộ Trưởng Y tế Đức, ông Jens Spahn cho biết có ít nhất 200 triệu liều thuốc chủng do BioTech và Pfizer phát triển, đã được dành cho Liên Âu qua một hợp đồng sơ khởi.

“Đức, Pháp và một số quốc gia có thể chắc chắn đạt được các hợp đồng trong nước".

"Việc nầy rõ ràng không còn nghi ngờ gì, chúng ta sẽ có các hợp đồng và là người có quyền sử dụng".

"Vấn đề là liệu việc nầy nằm trong sự đoàn kết của Âu Châu hay không, nếu 3 hay 4 hoặc 5 nước lớn có ngành dược phẫm lớn lao, rồi bảo đảm các liều vắc xin cho chính họ, trong khi các quốc gia Âu Châu nhỏ khác có lẽ không có nền kinh tế mạnh mẽ, sẽ không có cơ hội để đạt được các hợp đồng và vắc xin, cho đến vài tháng sau đó”, Jens Spahn.

Còn đại học Oxford và AstraZeneca với sự cộng tác của Pfizer cùng BioTech, nay ở giai đoạn cuối cùng thử nghiệm trên người.

Trong khi đó, Tổng Trưởng Y Tế Úc Greg Hunt nói rằng, việc sản xuất một thuốc chủng chống lại COVID-19 do công ty dược phẫm Anh quốc là AstraZeneca đã bắt đầu.

Ông cho biết, điều nầy đòi hỏi sự chấp thuận trong việc điều hành, nhà cầm quyền hy vọng sẽ bắt đầu việc chủng ngừa tự nguyện từ tháng 3 năm tới, với ưu tiên dành cho người cao tuổi và các nhân viên y tế.
"Các giường bệnh đầy các trường hợp nghiêm trọng và chúng tôi lo sợ có thể đạt đến một điểm, là người ta chết gục trên các đường phố”, Hassan Diab.
Tại Brazil, nhà cầm quyền bênh vực cho quyết định ngưng các cuộc thử nghiệm lâm sàng của một loại vắc xin do Trung Quốc phát triển, sau khi có phản ứng phụ đi ngược lại cuộc thí nghiệm, đối với một người tình nguyện.

Ông Antonio Barra Torres, người đứng đầu cơ quan giám sát y tế toàn quốc Brazil nói rằng, quyết định trên là đề phòng và bác bỏ các cáo buộc cho rằng, hành động nói trên có động cơ chính trị.

Trong khi đó, tại Ý, có những lời kêu gọi ngày càng nhiều về việc phong tỏa mới trên toàn quốc, để chống lại một đợt lây nhiễm gia tăng với nhiều ca nhiễm.

Có 49 phần trăm giường bệnh tại Ý đã bị các bệnh nhân COVID-19 chiếm giữ, vượt quá mức báo động của Bộ Y Tế.

Bác sĩ Massimo Puoti tại bệnh viện Niguarda ở Milan nói rằng, phải mất một thời gian để chẩn đoán các trường hợp dương tính với virus.

“Nếu chúng ta tính một cách sơ khởi, thì chuyện nầy sẽ dẫn chúng ta đến sự kiện là, có khoảng 1 phần trăm người dân Milan bị nhiễm bệnh".

"Vì vậy trong một thành phố có 4 triệu dân, có thể có ít nhất là 40 ngàn người nhiễm virus".

"Quí vị có thể hiểu được tầm mức lớn lao, của các công việc trong phòng thí nghiệm phải thực hiện ra sao?".

"Thêm nữa, hãy xét đến việc xét nghiệm thêm tại trường học, vốn để theo dõi việc tiếp xúc, đó là một số công việc lớn lao quan trọng khác".

"Vì vậy không may, khả năng để chẩn đoán trong ngắn hạn, nay đã bị bão hòa”, Massimo Puoti.

Còn hệ thống bệnh viện tại Lebanon cũng đang bị căng thẳng, các phòng chăm sóc đặc biệt hầu như đầy nghẹt và không thể nhận thêm.

Sau vụ nổ tại hải cảng Beirut vào ngày 4 tháng 8, ngành y tế hiện chật vật đối phó với con số gia tăng các trường hợp nghiễm virus.

Cho đến nay có hơn 96 ngàn trường hợp nhiễm bệnh và gần 750 người chết được ghi nhận.

Thủ Tướng xử lý thường vụ tại Lebanon là ông Hassan Diab nói rằng, cần phải hoàn thành việc phong tỏa mới sẽ kéo dài cho đến cuối tháng

“Hôm nay chúng ta đạt đến mức độ có màu đỏ trong các trường hợp nhiễm bệnh, vì chúng ta đã đạt đến giai đoạn nguy hiểm nghiêm trọng, với các bệnh viện công cũng như tư không thể tiếp nhận thêm người bệnh nặng".

"Các giường bệnh đầy các trường hợp nghiêm trọng và chúng tôi lo sợ có thể đạt đến một điểm, là người ta chết gục trên các đường phố”, Hassan Diab.

Trong khi đó được xem là dấu hiệu của thời đại coronavirus, tự điển Collins chọn chữ ‘lockdown’-‘phong tỏa’ là Từ Của Năm 2020, sau khi tiếng nầy được gia tăng sử dụng, trong thời buổi đại dịch.

Collins đếm ra có hơn 250 ngàn người sử dụng chữ nầy trong năm, vốn gia tăng từ 4 ngàn so với năm rồi.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share