Nhiều chương trình tiêm chủng vắc-xin quan trọng bị trì hoãn vì COVID

Nurse Pat Sugden prepares the Pfizer-BioNTech vaccine at the Thackray Museum of Medicine in Leeds.

Nurse Pat Sugden prepares the Pfizer-BioNTech vaccine at the Thackray Museum of Medicine in Leeds. Source: Press Association

2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức về vấn đề y tế. Và trong khi số lượng lây nhiễm COVID-19 biến động không ngừng, các khoa học gia và bác sỹ trên khắp thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu cách chữa trị cho các căn bệnh khác mà chúng ta đã và đang đối mặt.


Coronavirus chắc hẳn là cuộc khủng hoảng y tế của năm 2020, và những gián đoạn mà nó mang đến không chỉ giới hạn trong những đám cưới hay các kỳ nghỉ.

Trong khi tất cả các mối tập trung được dồn vào việc tìm ra chủng vắc-xin chống lại COVID-19, nhiều chương trình tiêm chủng cho các căn bệnh khác trên toàn cầu hiện đang bị tạm hoãn.

Đại diện của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Ukraine, bà Lotta Sylwander nói rằng các chuyên gia y tế ở đây đang lo ngại về bệnh sởi ở trẻ em.

Bà cho hay chỉ có khoảng 28 phần trăm trẻ em được tiêm chủng trong năm nay, mặc dù hồi năm 2019, Ukraine là quốc gia Âu châu bị tác động nặng nề nhất vì bệnh sởi, với khoảng 57,000 trường hợp mắc bệnh.

Cố vấn cấp cao về Sởi và Rubella từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Natasha Crowcroft nói rằng, để các thế hệ trẻ được bảo vệ, các quốc gia phải duy trì tối thiểu 95% tỷ lệ tiêm chủng.
Nhiều chiến dịch tiêm chủng vắc-xin sởi đã bị trì hoãn hoặc tạm ngừng, hiện các chương trình của chúng tôi đã bị hoãn tại 26 quốc gia.
"Nếu như chúng ta đi đúng hướng, các quốc gia cần phải đạt được và duy trì ít nhất 95 phần trăm tỷ lệ tiêm chủng, bao gồm ít nhất hai liều vắc-xin sởi, để cố gắng giảm thiểu tác động từ các gián đoạn do đại dịch COVID-19.”

Một chương trình tiêm chủng cho trẻ em khác bị dời lại vì COVID-19 đó là chiến dịch loại bỏ bệnh bại liệt ở Pakistan. Các giới hạn đi lại khiến các nhân viên y tế phải tìm cách đến được với khoảng 200,000 trẻ em trong vỏn vẹn 4 ngày.

Các chương trình tiêm chủng phòng bệnh tả, sốt vàng da và viêm màng não cũng nằm trong số bị trì hoãn, trong đó trẻ em tại các khu vực giao tranh đặc biệt gặp nguy hiểm.

Giám đốc tổ chức Save the Children Paul Ronald nói rằng việc lan truyền bệnh do thiếu tiêm chủng sẽ để lại một tác động lớn đối với y tế toàn cầu.
Hai phần ba số lượng trẻ em không được tiêm chủng sống tại các khu vực giao tranh, và nó đang có một tác động nghiêm trọng không chỉ lên sức khỏe của những trẻ em này, mà cả đối với an ninh y tế toàn cầu.
Tuy nhiên, việc tăng đầu tư và tập trung vào nghiên cứu trong năm nay đã giúp con người hiểu biết thêm nhiều về bộ gen của mình. 

Giải thưởng Nobel về hóa học đã được trao cho Emmanuelle Charpentier và Jennifer A. Doudna vì các phát hiện của họ trong công nghệ chỉnh sửa bộ gen.

Công nghệ này được biết đến là Crispr, là một cách sửa các lỗi về gen trong các tế bào sống, thay vì phải cấy tế bào từ nơi khác. Công nghệ này đã cho phép mở rộng việc sửa đổi gen đối với các loại cây trồng như gạo và lúa mì.

Nó đã bắt đầu đi vào việc chữa trị các căn bệnh của người, và các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành trong năm nay, nhằm lập trình lại các tế bào máu để chữa các căn bệnh ung thư nan y.

Đây là một thành công lớn trong khoa học, nhưng theo bà Doudna, nó còn là một thời khắc lớn cho việc bình đẳng giới trong lĩnh vực này.

“Tôi nghĩ đối với nhiều phụ nữ có một cảm giác là bất kể việc gì họ làm, công việc của họ cũng sẽ không được công nhận theo cái cách mà nếu họ là đàn ông. Và việc công nhận lần này, tôi nghĩ là, đã bác bỏ điều đó."
Nó vinh danh công việc mà hai người phụ nữ hợp tác khởi xướng, những người không hướng đến việc giành giải Nobel, mà để thực sự làm việc về khoa học căn bản, cái mà chúng tôi nghĩ là rất thú vị và quan trọng.
Các tiến bộ trong nghiên cứu gen cũng đang giúp đỡ chống lại bệnh Alzheimer, một chứng phổ biến nhất của sa sút trí tuệ (tức dementia).

WHO nói rằng có khoảng 50 triệu người bị sa sút trí tuê trên toàn cầu, và gần 70 phần trăm trong số đó mắc bệnh Alzheimer.

Các khoa học gia ở Thụy Điển đã nghiên cứu một loại xét nghiệm máu, mà cho tới nay đã chứng minh hiệu quả trong việc phân biệt người có bệnh và người khỏe.

Điều này hy vọng sẽ tạo ra con đường đi đến một phương thức đáng tin cậy mà các y sỹ đa khoa có thể chẩn đoán chứng bệnh này trong tương lai. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu khuyến cáo vẫn cần thêm các nghiên cứu trong phương thức mới này.

Bác sỹ Oskar Hansson cho rằng vẫn còn quá sớm để cân nhắc đó là một công cụ sàng lọc chính thức.

“Tôi không nghĩ xét nghiệm máu này nên được dùng cho việc sàng lọc những người khỏe mạnh, nguyên nhân là vì chúng ta không biết các phương thức trị liệu nào của hiện tại có thể ngăn chặn hoặc làm chậm lại căn bệnh.”

Và nếu như hầu hết các máy bay phải giữ nguyên ở mặt đất trong năm 2020, thì các máy bay không người lái (drones) đã hoạt động nhiều hơn trên bầu trời.

Từng được sử dụng cho các hoạt động quân sự, công nghệ này giờ đây được các khoa học gia về y tế sử dụng để cải thiện việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Dự án có tên gọi "Detect" sử dụng các phương tiện bay không người lái trên tuyến đầu chống lại dịch sốt rét, căn bệnh gây ra khoảng 400,000 cái chết mỗi năm.

Các khu vực sinh sôi của muỗi vằn được phát hiện bởi các vệ tinh nhìn xuyên qua màn đêm và mây, và sau đó các máy bay không người lái sẽ phun thuốc tiêu diệt ấu trùng.

Dự án này đang nhắm đến việc triển khai trên toàn cầu để có thể loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét.

Nhìn lại chặng đường một năm qua, năm 2020 nhắc nhở cho chúng ta thấy các tiến bộ về khoa học và y tế đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Thế nhưng đối với nhiều người điều mà họ sẽ nhớ nhất đó là học cách tự may những chiếc khẩu trang cho chính mình.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share