Âu Châu chấp thuận sử dụng vắc xin Pfizer-BioNTech

The headquarters of the European Medicines Agency in Amsterdam

The headquarters of the European Medicines Agency in Amsterdam Source: AAP

Liên Âu trở thành khu vực sau cùng chấp thuận vắc xin ngừa coronavirus của Pfizer-BioNTech. Việc nầy diễn ra khi có thêm các vụ cấm đi lại trên khắp thế giới, để đối phó với với hai chủng COVID-19 mới.


Người dân Âu Châu sẽ được chủng ngừa COVID-19, sau khi Liên Âu cuối cùng đã chấp thuận loại vắc xin của Pfizer-BioNTech sản xuất.

Các nước như Pháp, Đức, Áo và Ý cho biết, họ sẵn sàng việc chủng ngừa qui mô từ ngày 27 tháng 12.

Việc nầy diễn ra khi cơ quan điều hành y tế của khối xác nhận, vắc xin an toàn và hữu hiệu để chống lại COVID-19.

Chủ Tịch Hội Đồng Liên Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết, đó là một chương quan trọng trong cuộc chiến chống lại virus.

"Như chúng tôi hứa hẹn, loại vắc xin nầy sẽ có mặt tại các quốc gia Liên Âu cùng lúc và cùng điều kiện".

"Đợt vắc xin đầu tiên sẽ được chuyển từ nhà máy sản xuất của Pfizer tại Bỉ, trong vòng vài ngày tới".

"Tôi luôn luôn nói rằng, trong thời buổi đại dịch chúng ta luôn đoàn kết”, Ursula von der Leyen.

Được biết quốc tế báo động ngày càng gia tăng về hai loại biến thể mới, không dính líu đến coronavirus, được tìm thấy ở Anh quốc và Nam Phi.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết, họ hy vọng sẽ có thêm chi tiết nay mai về hậu quả có thể xảy ra với loại virus đột biến, mà hiện nay đang được nghiên cứu.

Tổng Giám Đốc WHO, ông Tedros Ghebreyesus cho biết, trong khi dòng virus mới có vẻ di chuyển dễ dàng hơn, thì không thấy dấu hiệu nào nó gây chết người hơn là loại virus hiện hành.

“Cho đến nay không có bằng chứng cho thấy, vắc xin gây ra bệnh tật gì nghiêm trọng hay tử vong cả".

"WHO hiện cộng tác với các khoa học gia, để hiểu biết về những thay đổi di truyền ảnh hưởng đến việc virút lây nhiễm như thế nào".

"Cuối cùng là chúng ta cần phải khống chế việc lan truyền của virus SARS-Covi-2 càng sớm càng tốt".

"Chúng ta càng để cho nó lây lan, thì càng có thêm cơ hội nó đột biến”, Tedros Ghebreyesus .

Việc nầy diễn ra khi có cáo buộc cho rằng, WHO tìm cách ém nhẹm một bản phúc trình về phản ứng của Ý là do các quan ngại về vấn đề chính trị.

Phúc trình đã được gỡ xuống chỉ một ngày sau khi được đăng tải trên trang mạng của WHO, theo đó xem xét chính phủ Ý và hệ thống y tế phản ứng như thế nào trước vụ bùng phát hồi cuối tháng 2.

Phúc trình ghi nhận nước nầy đối phó với cuộc khủng hoảng với một kế hoạch đại dịch lỗi thời từ năm 2006, việc nầy dấy lên sự phẫn nộ từ các viên chức Ý.

Tác giả bản phúc trình là ông Francesco Zambon hồi tháng 5 cảnh cáo WHO rằng, nhiều người có thể chết và cơ quan Liên Hiệp Quốc có thể bị tổn hại thanh danh hết sức lớn lao, nếu cho phép tài liệu nầy bị kiểm duyệt.

Tiến sĩ Zambon cáo buộc một viên chức WHO đã tạo áp lực lên ông để sửa đổi nhiều phần của bản phúc trình, một điều mà ông từ chối không làm.

“Tôi đã nhận được một tin nhắn đe dọa, từ một người rất cao trong hệ thống của WHO, nói rằng phúc trình nên được sửa đổi trong một phần cụ thể, đó là nói về một kế hoạch đại dịch, đó là một điểm rất nhạy cảm của phúc trình".

"Về căn bản, người đó muốn tôi tuyên bố điều gì đó không đúng với sự thật”, Francesco Zambon.

Trong khi đó, một số quốc gia ban hành lệnh cấm đi lại nhằm đối phó với loại virus mới.

Ấn Độ, Pakistan, Nga, Canada và lãnh thổ Hong Kong tham gia cùng một số quốc gia Âu Châu, khi ngăn cấm các hành khách đến từ Âu Châu.

Trong khi đó, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Thụy Sĩ và các nước khác, đã đóng cửa biên giới với Nam Phi.

Còn Peru đình hoãn các chuyến bay từ Âu Châu trong 2 tuần lễ, một hành động mà Tổng Thống Peru, ông Carlos Mora hoan nghênh.

“Tin tức cho biết ở Anh quốc, họ khám phá một dòng mới của coronavirus, vốn mạnh hơn virus hiện tại".

"Để tránh những trường hợp mới xảy ra, điều phải làm là đóng cửa biên giới kịp lúc, vì loại virus mới đi đến đâu, thì rất khó để kiểm soát”, Carlos Mora.
"Khi đại dịch coronavirus cuối cùng qua đi, chúng ta thực sự cần một sự biến động của toàn bộ hệ thống”, Megha Fernandes.
Trong khi đó, hàng ngàn xe tải chở hàng bị kẹt tại cảng Dover của Anh, theo sau Pháp ra lệnh cấm các chuyến đi đến từ Anh.

Các siêu thị lớn tại Anh như Sainsbury và Tesco cảnh cáo rằng, thực phẩm sẽ khan hiếm trong vài ngày tới, do việc nhập cảng các thực phẩm tươi sống bị đình hoãn.

Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, ông đã nói chuyện với Tổng Thống Pháp, Emmanuel Macron và cả hai đồng ý giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi ở Vương quốc Anh hoàn toàn hiểu rõ sự lo lắng của các bạn về COVID-19".

"Họ quan ngại về dòng virút mới, thế nhưng chúng tôi tin rằng mối nguy hiểm lan truyền của một tài xế ngồi một mình trong buồng lái là thật thấp".

"Vì vậy chúng tôi hy vọng sẽ đạt những tiến triển, càng sớm càng tốt”, Boris Johnson.

Còn ông Joe Biden đã nhận được chủng ngừa Pfizer-BioNTech trên màn ảnh truyền hình, nhằm làm giảm những lo lắng về sự an toàn của vắc xin.

Được biết Chính phủ Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm ngừa cho các cư dân viện dưỡng lão, một tuần lễ sau khi các nhân viên y tế đã được chủng ngừa.

Ông Biden nói rằng, chính phủ Trump đáng được ngợi khen về việc tiến hành chương trình chủng ngừa.

“Đây là niềm hy vọng lớn lao, tôi làm chuyện nầy để cho mọi người thấy rằng nên chuẩn bị, khi nào thuận tiện thì nên chích vắc xin".

"Chẳng có gì phải lo lắng và tôi chờ đợi được tiêm mũi thứ hai”, Joe Biden.

Sau nhiều tháng thương thuyết, Quốc Hội Mỹ hiện bỏ phiếu về kế hoạch cứu trợ coronavirus trị giá 900 tỷ đô la, được xem là một trong các chương trình lớn nhất trong lịch sử nước nầy.

Nó bao gồm chi trả 600 đô la cho hầu hết người dân Mỹ, 300 đô la mỗi tuần nhằm đẩy mạnh trợ cấp thất nghiệp và tài trợ cho các doanh nghiệp, trường học, những nhà cung cấp về y tế và những người thuê nhà không bị trục xuất.

Thế nhưng nhiều người Mỹ tỏ ra thất vọng, khi cho rằng kế hoạch quá ít và quá trễ.

Cư dân tại thủ đô Washington là bà Megha Fernandes nói rằng, mọi người muốn thấy dự luật cứu trợ thực sự được thông qua.

“Làm sao người dân Mỹ có thể yên tâm rằng các chính sách được áp dụng và kéo dài, để đưa người ta qua cơn đại dịch?".

"Việc nầy đã được hành sử sai lầm, chúng tôi không biết đến bao giờ nó sẽ kết thúc".

'Các biện pháp tạm thời và chấp vá, là không thể chấp nhận được".

"Khi đại dịch coronavirus cuối cùng qua đi, chúng ta thực sự cần một sự biến động của toàn bộ hệ thống”, Megha Fernandes.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share