Với nhà hoạt động Lobsang Dhoyou, nghệ thuật dân tộc Tây Tạng giúp ông tìm quên đi những ký ức đau buồn về thời gian bị giam cầm tại quê nhà của mình.
Ông biểu tình đòi độc lập cho Tây Tạng lúc đó là thời điểm những năm cuối thập niên 1980 và anh đang sống khu vực thủ đô Lhasa sau đó đến những đầu 90 thì ông buộc phải trốn chạy bằng đường bộ qua Ấn Độ.
"Tôi vẫn bị những cơn chấn động từ những đòn tra tấn ở tây Tạng, về mặt tâm lý mỗi khi nhìn thấy cảnh sát - ngay cả bây giờ khi ở đây tôi vẫn bị nỗi sợ hãi xâm lấn. Cứ hễ thấy cảnh sát là đột nhiên nỗi sợ, dù không làm gì cũng lo lắng và bất an như thể sắp bị bắt tới nơi."
Ông Dhoyou tới Melbourne vào năm 2014 dưới dạng visa nhân đạo và đã có cuộc sống tốt ở quê hương mới.
Thế nhưng ông vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ và nó dường như vẫn không buông tha ông theo cách này hay cách khác.
Ông nói rằng ông 56 tuổi, già hơn 10 tuổi so với tuổi ghi trên hồ sơ giấy tờ .
Công đồng người Tây tạng nói rằng sự cách biệt về tuổi thiệt và tuổi giấy tờ là do lúc họ chạy trốn từ Tây Tạng qua Ấn Độ thì luật pháp Ấn Độ vào thời điểm đó chỉ cho phép những người Tây Tạng dưới 21 tuổi mới được ở lại nước họ.
"Sau khi tôi tới Ấn Độ, giấy tờ quan trọng nhất mà tôi cần phải nắm trong tay là giấy đăng ký, và để có thể có được tấm giấy đăng ký tôi đã phải khai giảm tuổi xuống để có thể qua lọt cái quy định của họ."
Gabriel Lafitte là cố vấn phát triển chính sách của chính phủ lưu vong Tây Tạng.
Ông đồng thời là nhà nghiên cứu và tác giả của những cuốn sách về tây Tạng nói với SBS rằng những việc như vậy là không quá xa lạ để gây ngạc nhiên.
"Người Tây Tạng ở Ấn Độ có một cuộc sống rất bấp bênh, họ cũng không khác gì mấy với những người tị nạn trên khắp thế giới như bạn đã biết, và họ làm bất cứ cái gì phải làm, tận dụng bất cứ cơ hội mỏng manh và tạm thời nào để có được một loại chứng nhận chính thức nào đó, để được ở lại Ấn Độ mà không bị coi là người nước ngoài cư trú bất hợp pháp để có thể bị trục xuất trở về
Trường hợp của ông cũng không phải là duy nhất trong số những người Tây Tạng lưu vong.
Lodoe Wangmo [[low-doe wang-mo]] cho biết tuổi ghi trên giấy tờ của bà thì năm nay bà 41 tuổi nhưng tuổi thật của bà lớn hơn đến 20 năm.
"Tôi không tự dựng lên tuổi giả cho mình, dù vậy tôi cảm nhận được điều tôi đã làm và tôi luôn cảm thấy xấu hổ về điều đó."
Tenzin Lobsang Khangsar là chủ tịch của cộng đồng người Tây tạng tại Victoria.
"Một số lượng khá lớn trong cộng đồng người Tây Tạng đã bị ảnh hưởng bởi vấn đề ngày sinh này, ảnh hưởng bao gồm việc không thể tiếp cận các dịch vụ y tế, không thể nhận được lương hưu cho người già, và việc tuổi giấy tờ không đúng với tuổi thật cũng khiến họ rất đau khổ."
Luật sự, Karl Shami từ Công ty Luật Maurice Blackburn Lawyers, người cung cấp các hướng dẫn pháp lý cho công đồng người Tây Tạng nói rằng quá trình nộp đơn xin điều chỉnh là khá trày trật cam go.
"Chúng tôi đang phụ trách hồ sơ của một nhóm người đã trốn khỏi quê hương Tây Tạng của họ từ nhiều năm trước. Và họ đến từ một quốc gia không lưu giữ hồ sơ hoặc chi tiết cá nhân chặt chẽ như cách chúng ta làm ở Úc đây. Rất nhiều thông tin đó bị thiếu hoặc không tồn tại, hoặc rất khó để họ có thể thu thập lại các tài liệu chứng từ cho việc chứng minh tuổi thật của họ."
Cho đến nay, các thành viên của cộng đồng Tây Tạng đã đạt được những mức độ thành công khác nhau khi nộp đơn lên Bộ Nội vụ để thay đổi ngày sinh của họ.
Người phát ngôn của Bộ nói với SBS News, chính sách chỉnh sửa thông tin cá nhân của họ là "dựa trên bằng chứng để đảm bảo tính toàn vẹn của việc duy trì hồ sơ nhận dạng duy nhất cho mỗi người không phải là công dân ở Úc" và mỗi trường hợp sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể.
Ông Dhoyou và bà Wangmo vẫn hy vọng rằng hồ sơ của họ sẽ được thay đổi để họ và những người tị nạn Tây Tạng khác có thể tiếp tục cuộc sống mới tại Úc.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung