Với chú tâm chận đứng dịch coronavirus trên cả nước, bác sĩ đa khoa tại địa phương là Lorraine Baker quan ngại là chúng ta trở nên tự mãn trước mùa cúm sắp đến.
"Ai có thể đổ lỗi cho họ, tất cả chúng ta đều có rất nhiều thông tin, nhưng nó tốt đến mức chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh tật và đây là những căn bệnh mà chúng ta có thể ngăn ngừa được”, Lorraine Baker.
Được biết mùa cúm năm 2019 được xem là một mùa tệ hại kỷ lục, với hơn 300 ngàn mũi tiêm chủng và có 800 người chết.
Triệu chứng của cúm thì nghiêm trọng hơn nhiều, so với bệnh cảm lạnh thông thường.
Bác sĩ Jonathan Anderson cho biết, trong khi hầu hết người dân Úc cần ít nhất một tuần lễ để hồi phục, thì những người khác không được may mắn như vậy.
“Có nhiều người có thể gặp nguy cơ về các triệu chứng nghiêm trọng từ cúm, đó là những người cao tuổi hay có bệnh sẵn".
'Họ có thể bị các triệu chứng nặng và phải vào bệnh viện nếu không tình trạng sẽ tệ hại hơn”, Jonathan Anderson.
Còn trong năm 2020, các trường hợp nhiễm bệnh thấp hơn nhiều, nhờ biện pháp giới hạn trong những vụ phong tỏa được thực hiện, nhằm kiểm soát đại dịch coronavirus.
Thế nhưng khi mọi chuyện được nới lỏng, bác sĩ Anderson quan ngại là dịch cúm có thể trở lại vào tháng 7.
“Chúng tôi biết có nhiều người ra ngoài và đi đây đó trong các hoạt động xã hội, với chỉ có 66 phần trăm các bậc cao niên trên 65 tuổi đã chích ngừa, so với 90 phần trăm hồi năm rồi”, Jonathan Anderson.
Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng chúng ta chưa chuẩn bị tốt và nếu điều đó xảy ra, chỉ có 66 phần trăm người cao niên trong độ tuổi trên 65 nhận được liều thuốc của họ, so với 90 phần trăm hồi năm rồi.
Mức giảm gần 24 phần trăm là nguyên nhân gây lo ngại cho nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất.
Nhóm tuổi 18 và 65 cũng giảm, với 45% được tiêm chủng trong năm nay, so với hơn 70% vào năm 2020.
Các nhà vận động y tế đang kêu gọi có nhiều thông điệp của chính phủ hơn cho các cộng đồng di dân và Thổ Dân, nơi tỷ lệ tiêm vắc xin thấp.
Các tác động của đại dịch cúm heo năm 2015 vẫn còn, là điều hiển nhiên đối với các chuyên gia y tế, bao gồm Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Thổ Dân địa Úc là Tiến sĩ Tanya Schramm.
“Chúng tôi biết mức tử vong trong các cộng đồng Thổ Dân của chúng tôi cao gấp 5,8 lần so với cộng đồng nói chung, vì vậy chích ngừa cúm là chuyện hết sức quan trọng, khi chăm sóc cho những người cao tuổi và chắc chắn chúng ta không thấy sự lập lại những điều đáng tiếc”, Tanya Schramm.
'Chúng ta có một loại vắc xin duy nhất, thế nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy chúng ta phải chắc chắn rằng, các mục tiêu chủng ngừa cúm đặc biệt để kích thích tế bào T trong người Thổ Dân, hầu họ thích ứng với loại vắc xin duy nhất đó”, Katherine Kedzierska.
Tuần này các nhà khoa học Úc đã thông báo rằng, họ đã tiến gần hơn đến việc sản xuất một loại vắc-xin cúm toàn cầu, giúp bảo vệ tốt hơn cho người bản địa.
Họ đã xác định các mục tiêu cúm cụ thể, có thể được sử dụng để bảo vệ người Thổ Dân tốt hơn, thông qua một loại vắc-xin dựa trên tế bào T phổ quát.
Giáo sư Katherine Kedzierska thuộc Viện Doherty cho biết, công nghệ này nhắm mục tiêu các protein đặc trưng cho các cộng đồng Thổ Dân, nhằm kiểm soát phản ứng miễn dịch và có khả năng bảo vệ họ tốt hơn khỏi bị bệnh cúm nghiêm trọng.
“Chúng tôi biết một số người Thổ Dân có nguy cơ cao về bệnh cúm và điều đó bao gồm các Thổ Dân trên toàn cầu".
'Chúng ta có một loại vắc xin duy nhất, thế nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy chúng ta phải chắc chắn rằng, các mục tiêu chủng ngừa cúm đặc biệt để kích thích tế bào T trong người Thổ Dân, hầu họ thích ứng với loại vắc xin duy nhất đó”, Katherine Kedzierska.
Các nhà khoa học tiên đoán vắc xin sẽ không có sẵn ít nhất là 2 năm nữa, thế nhưng các chuyên viên y tế như tiến sĩ Schramm rất phấn khởi.
Bà cho biết hiện nay, quan tâm của bà vẫn là các nguy hiểm trong trận dịch cúm sắp tới.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại