Ngành nhà hàng khách sạn chật vật tìm kiếm lao động có kỹ năng

Barista at work

Barista at work Source: Getty

Các hạn chế, phong tỏa vì coronavirus đã khiến ngành nhà hàng khách sạn gặp nhiều khó khăn. Giờ đây, khi các hạn chế dần được dỡ bỏ, cuộc sống đang dần trở lại bình thường, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng lại đang đối mặt với một thách thức mới: thiếu lao động.


Với các hạn chế vì coronavirus dần được dỡ bỏ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn bắt đầu khôi phục lại công suất hoạt động.

Thế nhưng, việc tìm kiếm đủ nhân lực có kỹ năng trở thành một thách thức đối với nhiều trong số họ.

Mark Normoyle là chủ một quán bar ở Melbourne.
Nếu chúng tôi đăng một quảng cáo tuyển dụng, số lượng người nộp đơn thấp hơn rất nhiều so với thời trước COVID. Và nhiều khi, có nhiều người gởi CV đến, đặt lịch hẹn phỏng vấn - và sau đó không xuất hiện.
"Tôi không chắc liệu có phải một phần là do họ phải giữ một số lượng công việc nhất định để tiếp tục được nhận trợ cấp không? Đơn giản là tôi không thấy chất lượng ở đó. Không hề có kỹ năng làm việc nào.”

Ông Normoyle cũng nói rằng lĩnh vực dịch vụ khách hàng thường phụ thuộc rất nhiều vào lao động nước ngoài, nhiều người trong số họ đã trở về nước trong suốt đại dịch.

Điều này khiến để lại những khoảng trống lớn trong các vị trí công việc quan trọng của cơ sở kinh doanh của ông.
Nhân viên pha chế cà phê là một vị trí khó kiếm đủ người làm. Có nhiều người muốn học, muốn làm vị trí này nhưng rất khó để tìm được họ. Rồi cả đầu bếp kinh nghiệm cũng rất khó tìm nữa.
"Vì vậy ở cấp độ thấp hơn, những người tương đối ít kinh nghiệm thì chúng tôi có thể có, nhưng mà trong một doanh nghiệp nhỏ với một đội ngũ nhỏ, bạn không có đủ khả năng đào tạo tất cả mọi người. Bạn cần những người vào làm việc với một bộ kỹ năng đã có.”

Ông cho hay trong những năm gần đây, số lượng lao động trẻ tuổi tại Úc đến với ngành này đã giảm xuống.

Theo ông, sự bất ổn do COVID mang lại khiến cho lĩnh vực dịch vụ thậm chí trở nên kém hấp dẫn hơn.

Nhưng một trong những nhân viên của ông không đi theo xu hướng đó.

Maya Gagatsakis18 tuổi và cô đã bắt đầu học nghề đầu bếp trong năm nay.

Mong muốn của cô là sử dụng các kỹ năng của mình như là một đầu bếp chuyên nghiệp để đi du lịch và làm việc ở nước ngoài.

"Tôi là một người học thực hành, chứ không giỏi về sách vở. Cho nên tôi thích nói chuyện và học hỏi thông qua những thứ cụ thể. Kiểu như nếu tôi đi ra nước ngoài và trải nghiệm nền văn hóa, tôi sẽ hiểu nhiều hơn so với nếu tôi đọc từ một cuốn sách hay ai đó nói cho tôi nghe.”

Trong khi Gagatsakis có thể là một trường hợp ngoại lệ, có bằng chứng cho thấy những người Úc trẻ tuổi đang rời khỏi ngành dịch vụ khách hàng.

Gary Coonar là giám đốc điều hành của Học viện Giáo dục Thành phố Melbourne.

Ông cho hay, trước đại dịch, gần 80% số học viên đăng ký các khóa học trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng là sinh viên quốc tế.
Mười tám tháng trước, chúng tôi có khoảng 120 học viên mới tham gia mỗi khóa học về khách sạn khai giảng ba tháng một lần. Hiện tại, chúng tôi có đợt tuyển sinh mới bắt đầu vào tháng 4, và chúng tôi chỉ có khoảng 16 hoặc 18 sinh viên.
Ông Coonar nói rằng ngành này hiện đang ở thời điểm khủng hoảng, thế nhưng bong bóng đi lại xuyên biển Tasman, tức hành lang đi lại tự do không cần cách ly giữa Úc với New Zealand, có thể là một phương án cứu cánh.

Ông khuyến khích người dân xứ Kiwis chuyển đến Úc, nơi mà ở Victoria, ông cho biết họ có đủ điều kiện để được đào tạo với chi phí do chính phủ trợ cấp.
Những gì chúng tôi nhận thấy là khi mọi người đi ra nước ngoài, họ có thể làm những công việc mà họ không làm ở trong nước.
"Nếu những người Úc trẻ tuổi của chúng ta đi tới London, họ có thể vui vẻ nhận một việc trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng ở điểm khởi đầu như phụ bếp hay đại loại như vậy. Do đó nó cũng tương tự, nếu một người New Zealand trẻ tới đây, nhiều khả năng họ sẽ nhận những công việc này hơn."

Ông chủ quán bar Mark Normoyle cũng lạc quan về những tác động tích cực mà hành lang đi lại có thể giúp đưa đến.

"Người NewZealand đã làm việc gần gũi với người Úc trong các nhà bếp trong ngành khách sạn nhiều năm qua. Họ có tác phong làm việc chăm chỉ tuyệt vời, và tôi nghĩ đó chắc chắn là một điều tích cực cho chúng ta."

 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share