Thỏa ước tự do mậu dịch mới giữa New Zealand và Vương quốc Anh đã được đồng ý về nguyên tắc, lại được củng cố thêm trong hội nghị trực tuyến giữa hai Thủ tướng sau 16 tháng đàm phán.
Thủ tướng Anh Boris Johnson vô cùng phấn khởi, ông đã dùng môn bóng bầu dục để cho thấy thỏa thuận vượt xa giới hạn tự nhiên của nó.
“Chúng tôi hết sức vui mừng, do dường như đã định hướng cho đường lối hành động".
"Chúng tôi đã đánh bại các khó khăn, cùng nhau kết ước và đã đưa quả bóng qua vạch vôi".
"Chúng tôi có một thỏa thuận và tôi nghĩ đó là một thỏa thuận tuyệt vời”, Boris Johnson.
Mặc dù mậu dịch với New Zealand chỉ chiếm 0,2 phần trăm trong nền thương mại của Anh Quốc, nước Anh hy vọng thỏa ước sẽ tăng cường quan hệ mậu dịch xuyên Thái Bình Dương.
“Đó là một phần viễn kiến của nước Anh, như quí vị biết nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ cuả chúng ta với vùng Ấn độ - Thái bình dương, đặc biệt với New Zealand".
"Toàn bộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của chúng tôi đang theo hướng của quí vị và chúng tôi coi thỏa thuận này là một phần quan trọng của điều đó".
"Vì vậy, cảm ơn quí vị rất nhiều và cả nhóm của quí vị, vì những nỗ lực của tất cả quí vị”, Boris Johnson.
Trong khi đó Thủ Tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern ca ngợi thoả hiệp và nói rằng nó sẽ đẩy mạnh nền kinh tế của đất nước khoảng một tỷ đô la New Zealand, cũng như cải thiện việc xuất cảng rượu vang, bơ, thịt bò và phó mát.
“Kết quả tiếp cận thị trường là một trong những điều tốt nhất mà New Zealand đã bảo đảm trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào, một điểm được đưa ra bởi một trong những nhà đàm phán kinh nghiệm nhất của chúng tôi".
"Tất cả thuế quan đối với các sản phẩm sẽ được xóa bỏ giữa cả hai quốc gia và phần lớn trong số này, 97 phần trăm sẽ được xóa bỏ vào ngày thỏa ước có hiệu lực".
'Chỉ riêng việc loại bỏ các thuế quan này sẽ tiết kiệm mỗi năm cho các nhà xuất cảng và doanh nghiệp New Zealand khoảng 37,8 triệu đô la New Zealand tương đương với 36,2 triệu đô la Úc, dựa trên khối lượng xuất cảng hiện tại”, Jacinda Ardern.
Trong khi đó các viên chức về thương mại ở Anh ca ngợi các lợi lộc của thỏa ước khi nói rằng, rượu vang, mật Manuka và trái kiwi từ New Zealand sẽ rẻ hơn cho người tiêu thụ Anh.
Bà Ardern ghi nhận sự quan tâm của Thủ Tướng Johnson đối với một ngành kỹ nghệ đặc biệt.
“Rượu vang là mặt hàng xuất cảng lớn nhất của chúng tôi sang Vương quốc Anh".
"Chúng tôi gửi khoảng 463 triệu đô la rượu vang New Zealand với phẩm chất cao đến Anh mỗi năm".
"Tôi lưu ý rằng đó là một trong những điều đầu tiên mà Thủ tướng Johnson đề cập đến".
"Thỏa thuận này chỉ qua một đêm, sẽ loại bỏ 14,1 triệu đô la thuế quan hàng năm”, Jacinda Ardern.
"Một trong những điều chỉ trích của chúng tôi đối với tiến trình là sự kiện chúng tôi chỉ thấy toàn bộ văn kiện sau khi được ký kết, đây không phải là tiến trình thực sự dân chủ do phải là một tiến trình để mở”, Patricia Ranald.
Trong khi đó quần áo, xe buýt và xe ủi đất cũng sẽ không còn phải đối mặt với thuế quan.
Thế nhưng nông dân Anh đã bày tỏ sự bất bình và cho biết thỏa thuận này cùng với một thỏa thuận khác được ký với Úc hồi đầu năm nay, sẽ đồng nghĩa với việc lượng lương thực nhập vào tăng thêm đáng kể vào thời điểm tình trạng thiếu lao động và chi phí tăng cao, đang gây tổn hại cho nhiều nông dân ở nước Anh.
Ông Tim Harcourt là Giáo sư Kỹ nghệ và Kinh tế tại Đại học Kỹ thuật Sydney.
Ông nói rằng, thỏa thuận với New Zealand có thể giúp cho Úc.
“Khi quí vị xem xét hầu hết các thỏa thuận về dịch vụ và thương mại kỹ thuật số cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho biến đổi khí hậu, hầu hết những điều được nói đến đều khá bổ sung cho những gì Úc và Anh cùng làm".
'Vì vậy nó có nghĩa là cũng có nhiều luồng thương mại xuyên Tasman, cũng như qua eo biển English Channel nữa”, Tim Harcourt.
Còn bà Patricia Ranald là Nhà tài trợ của Mạng lưới Đầu tư và Thương mại Công bằng Úc.
Tiến sĩ Ranald cho biết, cả hai thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được trong một thời gian tương đối ngắn và bí mật, vì vậy các chi tiết còn lâu mới được tiết lộ.
"Trong cả hai trường hợp của New Zealand và Úc, chúng tôi không biết chi tiết của mỗi thỏa ước có những điểm tương tự hay khác biệt, cho đến khi chúng ta có toàn bộ văn bản và chúng ta sẽ không thấy sau khi được ký kết".
"Một trong những điều chỉ trích của chúng tôi đối với tiến trình là sự kiện chúng tôi chỉ thấy toàn bộ văn kiện sau khi được ký kết, đây không phải là tiến trình thực sự dân chủ do phải là một tiến trình để mở”, Patricia Ranald.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại