Chị Hà Thu Thảo, trở lại với chương trình Tìm hiểu chăm sóc cao niên ở Úc với chủ đề "Bệnh sa sút trí tuệ - giai đoạn tiến triển nặng".
Chị Thảo hiện đang làm việc trong hệ thống chăm sóc cao niên ở Úc, đồng thời cộng tác với chương trình Speak my language.
Chị đã có cuộc trò chuyện với SBS xung quanh chủ đề này:
1. Bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn mức độ tiến triển nặng là gì?
Khi người có bệnh sa sút trí tuệ ở giai đoạn mà mức độ iến triển nặng thì dĩ nhiên là họ yếu hơn, họ cần được chăm sóc nhiều hơn.
Người bị chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn tiến triển nặng thì chứng mất trí nhớ sẽ nặng hơn, có nhiều vấn đề trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, và trong các sinh hoạt hàng ngày, có những thay đổi rất lớn trong hành vi, cư xử , khả năng hoạt động của cơ thể.
2. Dấu hiệu nào cho thấy là bệnh trở nên nặng hơn?
Mỗi người mỗi khác.
Nhưng tất cả nhữn người bị bệnh Sa sút trí tuệ ở giai đoạn này cần có được sự chăm sóc và giúp đỡ nhiều hơn.
3. Người thân có phải làm gì khác đi để ngăn cho chứng bệnh này không trở nên nặng hơn?
Sa sút trí tuệ là một loại bệnh luôn tiến triển, và thật không may là không thể chữa trị hết được.
Tuy nhiên, nếu có được sự giúp đỡ và hỗ trợ đúng cách những triệu chứng có thể bệnh có thể được coi sóc tốt hơn.
Giữ cho người sa sút trí tuệ có cộc sống năng động, thân thể khỏe mạnh, giữ các mối liên hệ xã hội, tham gia các sinh hoa xã hội cũng giúp ích rất nhiều.
4. Có những dịch vụ nào có thể giúp cho người sa sút trí tuệ ở gia đoạn sau không?
Bác sĩ.
National dementia help line 1800 100 500
My Aged Care for Home care packages program.
5.Chúng ta có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh sa sút trí tuệ ở đâu?
National dementia helpline 1800 100 500
6. Người bị bệnh sa sút trí tuệ giai doan tien trien nang có thể tiếp tục sống tại nhà không? Và nếu không thể tiếp tục sống tại nhà nữa, thì phải làm sao?
Có thể ở nhà hay không điều này tùy thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh trạng, nhu cầu và dich vụ đang có nữa.
Tất cả nhưng dịch vụ hiện có bây giờ là nhằm đễ giúp các bác có thể sống tại nhà của mình càng lâu, càng an toàn càng tốt.
Và khi không thể tiếp tục sống ở nhà nữa, thì theo mình là nên gọi cho My Aged Care để được thu xếp cho các thẩm định xem coi nhu cầu của các bác là gì và được cho biết là bác có thể hưởng được dịch vụ gì.
7. Nếu người thân của tôi không còn khà năng quyết định nữa thì phải làm sao?
Điều rất quan trong mà người khi biết là mình có bệnh Sa sút trí tuệ từ khi ờ giai đoạn bắt đầu, là mình cũng nên cho người thân của mình biết ý định của mình.
Điều này giúp cho những người thân có những quyết định đúng đắn khi chăm sóc cho mình sau này.
Các bác cũng có thể làm các ủy quyền, tiếng Anh gọi là enduring Power of attorney, đễ đề cử người mà mình tin tưởng giúp mình quyết định các vấn đề về tài chính và y tế khi mình không còn có khả năng quyết định nữa.
8. Những yếu tố quan trọng để tìm sự hỗ trợ khi có người nhà bị bệnh sa sút trí tuệ giai đoạn sau?
- Đừng ngần ngại tìm kím sự hỗ trợ vì đây là căn bệnh gây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cho cả người bệnh lẫn người chăm sóc.
- Những người chăm sóc cho các bác bị chứng sa sút trí tuệ nên nhớ là mình không đơn độc, vì có rất nhiều dịch vụ trợ giúp có thể hỗ trợ cho mình.
- Hãy gọi cho Natinal dementia help line on 1800 100 500 để được giúp đỡ.
- Goi cho My Aged Care.
Qúy vị muốn nghe lại toàn bộ chương trình xin nhấn vào phần audio.
Những chủ đề tiếp theo sẽ được phát sóng vào tối thứ 6 mỗi tuần, trong giờ phát thanh của SBS Việt ngữ.
Mọi thắc mắc về cách thức tham gia cũng như các dịch vụ hỗ trợ cho người cao niên từ 65 tuổi trở lên ở Úc, quý vị có thể vào website: www.myagedcare.gov.au hoặc gọi vào số điện thoại 1800 200 422 để được hỗ trợ.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại