Tín đồ Hồi giáo, Do Thái và người Á Châu là mục tiêu chính của "tội phạm thù ghét" ở NSW

Participants stand silent during a flash

Quebec is set to ban civil servants from wearing religious symbols, a move that some say unfairly targets Muslim women. Source: AFP

Nghiên cứu về các mô hình tội phạm xuất phát từ thù hận ở New South Wales đã phát hiện ra rằng hơn 70% các vụ phạm tội có động cơ tôn giáo nhắm vào người Hồi giáo, sau đó là người Do Thái và dân gốc Á Châu.


Bản phúc trích của các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Sydney đã hé lộ một điểm đen về vấn đề tội phạm xuất phát từ động cơ thù ghét, tại nước Úc.
“Với chúng tôi thì điều này đáng báo động , nhưng không đáng ngạc nhiên,” Quyền Giám đốc điều hành Hội đồng Sắc tộc Úc, Mohammad Al-Khafaji
Nghiên cứu đầu tiên về thực tế “không bất ngờ”

Nghiên cứu này được thực hiện bởi Giáo sư tội phạm học Gail Mason, đã tiết lộ mức độ phổ biến của tội phạm có động cơ thù ghét chủng tộc và tôn giáo, theo hồ sơ chính thức của Cảnh sát New South Wales.

"Nghiên cứu này được coi là đặc biệt toàn diện vì đây là lần đầu tiên chúng tôi thực sự phân tích dữ liệu tội phạm liên quan đến động cơ thiên vị hoặc thù ghét.”

“Các dữ liệu tội phạm đó do Lực lượng cảnh sát NSW nắm giữ và cung cấp.”

“Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng so sánh dữ liệu đó với những gì chúng ta biết ở tiểu bang Victoria,” bà Mason nói.

Thực tế thì từ trước tới nay cảnh sát tiểu bang Victoria vẫn thu thập dữ liệu về tội phạm xuất phát từ động cơ thù ghét "Hate Crime" , thế nhưng đây là dự án đầu tiên có sự phân tích và nghiên cứu, xem xét đến các báo cáo về loại tội phạm này, các báo cáo đa số đến từ các thành viên trong cộng đồng gửi cho cảnh sát.

Thù ghét, bạo lực nhắm vào chủng tộc, tôn giáo

Nghiên cứu cho thấy các hành vi tội ác thù ghét được thúc đẩy bởi sự thiên vị về chủng tộc, sắc tộc và tôn giáo chiếm tới 81% trong tất cả các báo cáo về tội phạm xuất phát từ động cơ thiên vị, được gửi đến cho cảnh sát.

Sắc tộc thường là nạn nhân nhiều nhất là dân Á Châu ở mức 28%, tiếp theo là Ấn Độ / Pakistan ở mức 20%.

Tôn giáo là nạn nhân phổ biến nhất là Hồi giáo với 73% và Do Thái là 14%.

Các hành vi xâm phạm được báo cáo bao gồm, tấn công, lạm dụng bắt nạt bằng lời nói ở nơi công cộng, gây thiệt hại tài sản, quấy rối trực tiếp và trên mạng.

Giáo sư Mason cho biết nghiên cứu cho thấy dữ liệu của cảnh sát có thể hữu ích trong việc theo dõi và nắm được rõ ràng về vấn đề tội phạm xuất phát từ động cơ thiên vị.

"Chúng tôi cần biết cộng đồng đang báo cáo những gì và chúng tôi cần biết cảnh sát đang ghi lại những gì để chúng tôi thực sự nắm được toàn cảnh vấn đề này.”

“Từ đó chúng tôi có một bức tranh về tội ác xuất phát từ động cơ thiên vị hay thù ghét, trên khắp tiểu bang New South Wales và trên toàn nước Úc.”

“Dữ liệu chính thức mà chúng tôi thực sự không biết là cách phản hồi thông tin và điều hướng các thông tin ấy,” bà Mason nói.

Quyền Giám đốc điều hành Hội đồng Sắc tộc Úc, Mohammad Al-Khafaji, cho biết nghiên cứu này rất đáng báo động, nhưng lại không có gì đáng ngạc nhiên.

"Chúng tôi đã phát hiện ra từ các bằng chứng trong vài năm qua, rằng phần lớn tội ác nảy sinh từ sự căm thù, là đối với người sắc tộc thiểu số, người Hồi giáo và người có đức tin khác nhau.”

“Với chúng tôi thì điều này đáng báo động , nhưng không đáng ngạc nhiên,” ông Al-Khafaji nói.

Dân chỉ báo án nếu thấy an toàn

Mặc dù giáo sư Mason nói rằng ở một mức độ nào đó thì cảnh sát New South Wales đã có những cam kết bảo đảm giải quyết vấn đề thông qua các sáng kiến đối phó với tội phạm xuất phát từ động cơ thiên vị, nhưng nghiên cứu này lại cho thấy cần phải làm nhiều việc hơn để khuyến khích người dân cáo giác tội phạm đặc biệt là các cộng đồng vốn là nạn nhân hay chịu thiệt thòi.

Ông Al-Khafaji nói rằng cần phải thực hiện nhiều hơn nữa để thực sự giám sát tội phạm thù ghét, để bảo đảm cộng đồng cảm thấy an toàn khi thông báo sự việc, đặc biệt là khi nói đến cộng đồng Hồi giáo.

"Tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc này để bảo đảm rằng các cơ quan thực thi pháp luật và cộng đồng Hồi giáo hợp tác và xây dựng được sự tin cậy đó.”

“Tôi nghĩ rằng cộng đồng sẽ cảm thấy an toàn khi họ muốn trình báo về hành động và tội ác từ động cơ thù ghét , bởi vì hiện nay họ vẫn e ngại không dám báo cáo những tội ác đó cho cảnh sát.”

“Thay vào đó họ lại tìm đến các tổ chức thiện nguyện như là Islamophobia register, vì họ cảm thấy an tâm và tin tưởng khi muốn thông báo về các hành động ấy,” ông Al-Khafaji nói.

Được biết, Số liệu năm 2018 từ Ủy ban Nhân quyền và Quyền bình đẳng Victoria cho thấy có sự gia tăng các cuộc khiếu nại về tình trạng phân biệt chủng tộc.

Trong năm vừa qua, các khiếu nại liên quan đến phân biệt chủng tộc tăng 34% so với năm ngoái, trong khi các khiếu nại chính thức tăng 76%.

Cụ thể, trong năm tài khóa 2016/2017, Ủy ban này nhận được 470 đơn thư, và con số này tăng lên 630 trường hợp trong năm 2018.

Share