2 năm trước, ông Curtis Cheng đã bị một thiếu niên nhiễm quan điểm cực đoan dùng súng bắn chết, ngay khi ông vừa rời nhiệm sở là Đồn cảnh sát Parramatta.
“Cậu ấy đã trải qua bi kịch cuộc đời mình cùng với gia đình cậu ấy, thế mà từ một sự việc khủng khiếp đó, cậu ấy chưa bao giờ muốn mưu toan gì để tìm cách trả thù,” Tom Weldon từ Courage to Care
Vượt qua nỗi đau mất mát
Điều khiến nhiều người quan tâm là nay người con trai của ông là Alpha Cheng đang lên tiếng chia sẻ bi kịch của gia đình mình nhưng dùng đó là phương thuốc để cổ súy cho sự gắn kết và hòa hợp trong xã hội Úc.
“Đó chắc chắn là một cú sốc với cả hệ thống, đặc biệt là kể từ khi kẻ tấn công bắn vào cha tôi chỉ mới 15 tuổi.”
“Một thiếu niên cũng chỉ bằng tuổi những đứa trẻ khác mà tôi vẫn làm việc chung mỗi ngày,” anh Cheng.
Bất chấp nỗi đau thấu tim gan từ mất mát của bản thân, người thầy giáo ở Canberra này quyết tâm đóng góp sức mình trong việc cải thiện sự hòa hợp giữa các học sinh và trong cộng đồng.
Ngày hôm nay, anh Cheng xuất hiện ở một buổi triển lãm mới tại Tòa nhà Quốc hội tiểu bang Victoria để kêu gọi "Courage to Care" (Dũng cảm để quan tâm người khác).
Đây là thông điệp đến từ những câu chuyện của nạn nhân sống sót sau cuộc diệt chủng trong Đệ nhị Thế chiến và về những người đã cứu giúp họ.
Alpha Cheng hy vọng rằng quá khứ có thể giúp xã hội rút ra bài học và loại bỏ sự thù ghét.
“Tôi đã trải qua những điều tồi tệ nhất. Khi những người trẻ tuổi có những cái cảm giác như họ mất kiểm soát hoặc thấy mình bị tước bỏ đi mọi quyền lợi hay sự quan tâm, thì với họ sự thù ghét và bạo lực là giải pháp duy nhất.”
“Nếu tôi có thể dùng lời nói để ngăn chặn được những thảm kịch tương tự tái diễn trong tương lai, hoặc làm cho cuộc đời của ai đó khá lên một chút, hay là suy nghĩ khác đi một tí thì tôi thật sự muốn cất lên tiếng nói,” anh Cheng nói.
Học cách tha thứ từ nỗi đau Diệt chủng Do thái
Là một giáo viên dạy lịch sử và địa lý, anh Cheng rất quan tâm đến sự kiện diệt chủng người Do thái.
Anh được nhận Chương trình học bổng Gandel Holocaust dành cho các nhà giáo dục Úc, chỉ vài tháng trước cái chết của cha anh.
Tham gia chương trình này, anh đã tới Israel và gặp gỡ một vài nhân chứng là nạn nhân sống sót sau diệt chủng Do thái.
Chính những kinh nghiệm đó đã truyền cảm hứng cho anh quyết tâm ủng hộ sự hòa hợp trong xã hội đồng thời khuyến khích mọi người đứng lên chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự cố chấp mù quáng.
Đến từ hội đồng của tổ chức Courage to Care, ông Tony Weldon, cho rằng Alpha là người đã biến đau thương bi kịch gia đình trở thành những thứ cao cả tích cực.
“Cậu ấy đã trải qua bi kịch cuộc đời mình cùng với gia đình cậu ấy, thế mà từ một sự việc khủng khiếp đó, cậu ấy chưa bao giờ muốn mưu toan gì để tìm cách trả thù,” ông Weldon nói.
Trong số những câu chuyện của nạn nhân diệt chủng do thái được nhắc đến trong triển lãm lần này có câu chuyện của nhà Martha Vanderhoek.
Bà khẳng định, ngay trong những chương đen tối nhất của lịch sử nhân loại cũng vẫn tồn tại điều tốt đẹp.
“Gia đình chồng tôi đã được cứu giúp bởi chính những con người vô cùng tử tế và dũng cảm ở Hà Lan trong Đệ nhị Thế chiến.”
“Giờ đây, cái gia đình này, một gia đình được gọi là thuộc về Zawanikken, đã có được 7 đứa con nhưng để sinh thêm một đứa bé nữa, một đứa trẻ Do Thái thì chính họ đang đặt mạng sống của mình vào hiểm nguy,” bà Vanderhoek nói.
Chính những câu chuyện về lòng dũng cảm rút ra từ cuộc diệt chủng Do Thái là điều mà Alpha muốn truyền bá đến công chúng.
"Bằng cách tạo ra các cộng đồng tốt hơn, chúng ta có thể sống trong một xã hội mạnh mẽ, hài hòa hơn, nơi mà mọi người đều được vui vầy cùng nhau, đó mới là ý nghĩa của nhân đạo,” anh Cheng nói.