Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã cộng tác trong việc đề ra một danh mục, trong đó tìm thấy việc phá rừng giữ vai trò lớn lao trong việc xóa sạch đời sống thiên nhiên.
Một chủng loại hiện bị nguy cơ bị tận diệt tại Úc là con kaola.
Chỉ trong nửa thế kỷ, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới gọi tắt là WWF cho biết, động và thực vật trên toàn cầu đã bị xóa sạch hơn phân nửa.
Trong hoàn cảnh đó, Giám đốc Chương trình Bảo tồn Thiên nhiên với WWF tại Úc là ông Martin Taylor nói rằng, con số kaola đã sụt giảm một cách nhanh chóng.
“Nội dung của phúc trình Living Plant cho chúng ta biếr rằng, con số động và thực vật trong hoang dã trung bình trên khắp thế giới, đã mất đi khoảng 60 phần trăm kể từ năm 1970".
"Nay thì mỗi thập niên, chúng ta chứng kiến chúng mất đi với mức độ là 13,6 phần trăm".
"Thế nhưng tại Úc, các con kaola mất đi khoảng 21 phần trăm vào mỗi 10 năm, vì vậy số kaola giảm bớt nhanh hơn mức độ trung bình của các sinh vật hoang dã trên thế giới”, Martin Taylor.
Ông Taylor nói rằng việc phá rừng tại Queensland và New South Wales đã tiếp tay lớn lao cho việc mất mát loại sinh vật kaola đặc biệt nầy.
“Lý do là miền đông nước Úc năm trên danh sách các nơi bị phá rừng hàng đầu trên toàn cầu, là do chính phủ Queensland hủy bỏ luật lệ bảo vệ rừng vào năm 2012 và nay chính phủ New South Wales cũng hành động tương tự hồi năm rồi, đến một mức là chúng ta thấy các con kaola bị mất đi với mức độ gấp 3 lần, trước khi có luật lệ bị bãi bỏ tại vùng phía bắc New South Wales”.
Koala đang bị suy giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng của việc phá hủy môi trường sống, các cuộc tấn công của chó nhà, cháy rừng và tai nạn giao thông.
"Vì vậy bất cứ vật gì cung cấp cho chúng ta như phấn hoa, vốn mang lại những vụ mùa bội thu quan trọng, cho đến các loại dược phẩm từ một số loại cây cỏ nữa”, Louise McRae.
Hiệp Hội Koala Úc Châu ước tính rằng có ít hơn 100.000 Koala còn lại trong tự nhiên, có thể ít nhất là 43.000 con.
Chúng sống dọc theo toàn bộ bờ biển phía đông của Úc vả môi trường sống ưa thích của chúng nằm dọc theo dải phân chia lớn trong rừng bạch đàn, từ Queensland, qua New South Wales và đến Victoria và Nam Úc.
Koala là loài động vật có túi sống về đêm, nổi tiếng với phần lớn thời gian sống của chúng trên cây.
Trong ngày chúng ngủ gật trên cây, ngủ tối đa 18 giờ.
Lối sống ít vận động này có thể được quy cho thực tế là chúng có bộ não nhỏ bất thường và tồn tại trong một chế độ ăn uống toàn lá cây khuynh diệp nghèo dinh dưỡng.
Các nhà khoa học thường gọi một Koala đực là một 'buck' và một con cái 'doe', Koala con được gọi là 'joey'.
Trong khi đó, bà Louise McRae thuộc Hiệp hội Sở Thú Luân đôn, cũng đóng góp cho bản phúc trình nói trên.
Bà cho đài ABC biết rằng, việc khai hoang để trồng trọt hầu nuôi sống dân số thế giới ngày càng gia tăng, là một trong các nguyên nhân đáng kể, trong việc giảm bớt số các con vật trên thế giới.
“Động lực cho vụ nầy là phá rừng để lấy đất canh tác nông nghiệp. Do có khá nhiều đất đai cần thiết để cung cấp lương thực cho chúng ta và đó là một trong các lý do lớn nhất thúc đẩy việc phá rừng, thứ hai là việc khai thác quá mức".
"Vì vậy những việc như là săn bắn, bắt cá quá mức và việc buôn bán động vật hoang dã trái phép, mà chúng ta hiện nghe nói đến thường xuyên hơn”, Louise McRae.
Bà cho biết, những việc mất mát như vậy không chỉ là mối đe dọa cho các con vật, mà cả cho con người nữa.
“Nhiều người ca ngợi thiên nhiên do những phần thưởng sâu xa của cuộc sống hoang dã mang lại, thế nhưng có lẽ chúng ta không nhận thức được rằng, chúng ta lệ thuộc đến hệ sinh thái và thiên nhiên đến mức nào".
"Vì vậy bất cứ vật gì cung cấp cho chúng ta như phấn hoa, vốn mang lại những vụ mùa bội thu quan trọng, cho đến các loại dược phẩm từ một số loại cây cỏ nữa”, Louise McRae.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại