Có lẽ không quá khi nói 2016 là năm của các trận động đất.
Cho đến lúc này, gần như đề tin tức về các trận động đất cứ phải kéo dài liên tục trong gần 365 ngày.
Nỗi ám ảnh động đất
Đầu tháng Hai năm nay, đất nước thường gánh chịu động đất Đài Loan một lần nữa rung chuyển bởi trận động đất mạnh 6.4 độ richter.
117 người đã thiệt mạng và quốc gia này phải gánh chịu thiệt hại trên quy mộ rộng trải khắp miền Nam Đài Loan.
Gần như toàn bộ cư dân trong một chung cư 17 tầng ở Đài Nam đã tử nạn sau khi chung cư này sụp đổ hoàn toàn trong trận động đất khủng khiếp.
Đến tháng 8 năm nay, lại có gần 300 người chết vì động đất ở miền Trung nước Ý sau trận động đất mạnh 6.2 độ richter.
Trong số những người may mắn sống sót, có một nhân chứng 65 tuổi tên Giancarlo ở thị trấn Amatrice. Ông kể lại những điều tai nghe mắt thấy.
“Lúc đó tôi ở trong một căn nhà trên đỉnh ngọn đồi bị sập hoàn toàn.” “Thế nhưng, ơn Thượng đế là tôi còn sống sót, tôi hy vọng những người khác cũng được an toàn.”
“Tôi đã mất 2 tiếng rưỡi, mới thoát được ra khỏi đó, trên người mặc độc một chiếc quần lót.”
“Tôi không biết điều gì xảy ra mà chỉ biết chờ đợi xe điều gì sẽ xảy đến thôi. Chúng tôi chẳng hề biết gì, thật quá tệ hại.”
“Tôi đã 65 tuổi mà chưa bao giờ trải qua điều gì như thế. Cũng khá run đấy, nhưng không bị gì nặng. Đó là một thảm họa,” ông Giancarlo nói.
Đến tháng 10, các tòa nhà có lịch sử lâu đời ở miền Trung nước Ý cũng đã bị hủy hoại khi phải gánh chịu trận động đất mạnh 6.6 độ richter, đây là trận động đất mạnh nhất tại Ý kể từ năm 1980.
Chỉ một tháng sau đó, xứ sở Kiwi, người hàng xóm với Úc cũng chứng kiến trận động đất lịch sử có cường độ lên đến 7.8 độ richter.
Sau đó là một loạt các dư chấn, tuy nhiên, may mắn là chỉ có 2 người New Zealand thiệt mạng.
Trận động đất có tâm chấn cách Christchurch 90 cây số về phía Đông Bắc đã buộc cư dân phải bỏ lại nhà cửa chạy tới những nơi có địa hình cao hơn sau khi những con sóng cao 2 mét ập vào vùng bờ biển nước này.
Một người dân Michael Morgan đã kể lại những gì ông chứng kiến trong 45 giây thảm họa.
“Thật kinh khủng! lúc đầu chỉ rung lắc đôi chút thôi, nó kéo dài khoảng 40, 45 giây, và sau đó là một cú xóc mạnh.”
“Tôi đã cố đứng dậy nhưng vì sàn nhà rung lắc mạnh như thế nên tôi không thể làm được gì.”
“Tôi cố với tới chiếc đèn để bật lên nhưng thậm chí không thể di chuyển tới được,” ông Morgan nói.
Ngay tháng 11 vừa qua, một lần nữa Nhật Bản rung chuyển và rơi vào tình trạng báo động khẩn cấp khi một trận động đất mạnh 6.9 độ richter xảy ra ngoài khơi đảo Honshu gây ra sóng thần.
Và trong những ngày đầu tháng 12 này, quốc gia láng giềng của Úc là Indonesia đã mất 103 người sau trận động đất 6.5 độ richter xảy ra ở tỉnh Aceh.
Hơn một ngàn người khác bị thương trong trận động đất này khiến người ta không khỏi bàng hoàng nhớ lại thảm kịch sóng thần hồi năm 2004.
Bão khủng khiếp quét qua lục địa đen
Bên cạnh động đất thì năm 2016 cũng phải chứng kiến một cơ bão khủng khiếp quét vào lục địa đen.
Tháng 9 năm nay, cơn bão Matthew với sức gió lên đến trên 250 cây số/ giờ đã ập vào Haiti, cướp đi sinh mạng của 840 người.
Đây là cơ bão mạnh thứ 3 trong lịch sử đảo quốc này.
Một người dân ở thị trấn phía Tây thủ đô Port Au Prince kể lại thảm kịch thiên nhiên này.
“Tình hình rất tệ! mọi người thấy đó, tất cả mọi thứ bị cuốn đi hết, cả thị trấn bị phá hủy.”
“Vì vậy, chúng tôi cần sự hỗ trợ của quốc tế bởi vì tất cả các gia đình đều nghèo khó, họ không có nước sạch, chẳng có thực phẩm hay thuốc men gì cả, mà giờ thì họ cần nước sạch,” người dân Port Au Prince nói.
Còn với hỏa thần thì năm nay phải kể đến các trận hỏa hoạn lớn xảy ra ở Israel.
Trong tháng 11, thành phố Haifa đã phải di tản khẩn cấp 75,000 người khỏi 11 khu dân cư ở đây vì hỏa hoạn.
Phát ngôn nhân của cảnh sát Israel Micky Rosenfeld cho biết về vụ cháy.
“Vào thời điểm này, chúng tôi đang điều tra xem làm thế nào mà ngọn lửa khởi phát.”
“Chúng tôi tin chắc rằng đám cháy không phải do ai đó gây ra rồi chạy thoát khỏi hiện trường.”
“Chúng tôi đã nhận được một số báo cáo về chuyện đó,” ông Rosenfeld nói.
Cũng tháng 11 năm nay, tại Mỹ, 14 người cũng chết vì hỏa hoạn ở Smoky Mountains tại tiểu bang Tennessee.
Hơn 2,000 căn nhà và doanh vụ bị hủy hoại. Huyền thoại âm nhạc đồng quê Dolly Parton cùng người dân đã thực hiện cuộc lạc quên để giúp đỡ những người mất nhà cửa.
“Chúng tôi muốn chung tay với tất cả các gia đình ở đó, những người đã mất hết mọi thứ trong vụ hỏa hoạn, để giúp họ khôi phục.”
“Chúng tôi muốn bảo đảm rằng Dolloywood Foundation cung cấp hàng ngàn Úc kim mỗi tháng to các gia đình đã mất nhà cửa trong vụ cháy cho đến khi họ tự đứng vững được,” ca sĩ Parton nói.
Ca sĩ Parton đã tổ chức một buổi diễn từ thiện ở Nashville vào tháng 12 và cho biết gây quỹ được hàng triệu đô la.
Lụt lội khắp nơi
Nói về lụt lội thì hồi tháng 8 năm 2016, người dân tiểu bang Louisiana, phải vật lộn với trận lụt khủng khiếp gây hư hại 40,000 căn nhà.
Mưa không ngớt và kéo dài ở các vùng miền Nam tiểu bang này đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng, nhấn chìm hàng nghìn căn nhà, hãng xưởng và cướp đi sinh mạng của 13 người.
Một người dân Louisiana là Jo Lee Misner nói về thảm cảnh của gia đình.
“Tôi sống ở khu vực cao hơn họ. Ý tôi là họ có 36 thành viên nhưng toàn bộ gia đình có 13 nhà.”
“Gia đình chúng tôi chỉ có 7 nhà nên cũng không bị ảnh hưởng nhiều.”
“Tuy vậy, các gia đình đó hiện phải sống tạm với các thành viên khác may mắn vẫn còn có nhà để ở.”
“Những gì họ đã phải trải qua thật là không thể tưởng tượng được.”
“Chúng tôi không bao giờ hình dung ra là chuyện này có thể xảy đến với nơi này đầu tiên.”
“Khó mà biết là thiên tai sẽ ập đến nơi nào đầu tiên,” Misner nói.
Thunderstorm Ashma
Và cuối cùng, ngay tại Úc này, 8 người đã tử vong cùng hơn 8 ngàn người khác phải nhập viện tại tiểu bang Victoria sau trận giông bão gây khó thở đặc biệt là với người bị bệnh hen suyễn vào tháng 11vừa qua.
Sau vụ này, thủ hiến Daniel Andrews đã công bố tăng ngân khoản tài trợ cho các dịch vụ cứu cấp thêm $500 triệu Đô la.
“Những gì chúng tôi đã chứng kiến chỉ trong tuần nhắc nhở chúng ta rằng, cần phải đầu tư vào hệ thống y tế sức khỏe.”
“Chúng ta cần tập trung vào hệ thống cứu cấp, để bảo đảm rằng các nhân viên y tế, y tá, bác sĩ, mọi người hoạt động trong lĩnh vực này, có được các nguồn lực họ cần,” ông Andrews nói.