Dịch Vụ Cứu Hỏa Nông Thôn NSW ra một thông báo cho biết, đã mất liên lạc với máy bay chữa cháy khổng lồ, hoạt động tại vùng Snowy Mountain.
Các toán cứu hỏa dưới đất cho biết chiếc phi cơ có thể đã lâm nạn, trong khi một số trực thăng hiện lục soát trong khu vực và nay xác nhận chiếc máy bay đã lâm nạn khi chữa cháy tại vùng Blue Mountains.
Ba người trên phi cơ đều là người Mỹ, do tiểu bang NSW thuê chiếc máy bay nầy của một công ty chữa cháy ở Hoa Kỳ.
Năm 2017, chính phủ NSW đã đầu tư 38 triệu đô la trong 4 năm để thuê 3 chiếc máy bay chữa cháy khổng lồ, có khả năng dội một lần xuống các đám cháy với hơn 15 ngàn lít nước hay chất kỵ hỏa,
Nhiệt độ tại New South Wales vượt mức 40 độ, tại Sydney là 41 độ và tại vùng tây nam Sydney có nơi còn cao hơn nữa.
Hai trận cháy rừng hiện bùng phát với mức độ khẩn cấp, cùng với lời cảnh báo nghiêm trọng về thời tiết, đã được ban hành trên khắp tiểu bang New South Wales, trong lúc nhiệt độ như thiêu như đốt diễn ra tại tiểu bang nầy, sau một tuần lễ có mưa.
Lệnh cấm lửa toàn diện đã được ban hành tại 7 khu vực trong tiểu bang NSW.
Trong khi đó, Dịch vụ Cứu hỏa Nông thôn New South Wales ban hành cảnh báo khẩn cấp tại đám cháy lớn ở Snowy Mountains, vốn lan nhanh đến Adaminaby.
Một trận cháy khác là một đám cháy mới tại Big Jack Mountain, trong thung lũng Bega.
Nhiệt độ lên đến 41 độ tại Sydney và Penrith, trong khi các nơi về phía đông tiểu bang hơi dịu mát đôi chút, thế nhưng bãi biển Bondi vẫn ở mức 39 độ bách phân.
Trong lúc Văn phòng khí tượng cảnh báo về nhiệt độ gay gắt, thì bộ Kế hoạch, Kỹ nghệ và Môi trường New South Wales, cũng ban hành lời cảnh báo về mức độ không khí tệ hại tại Sydney hôm nay.
Các trận bão cát hiện di chuyển ở các vùng thuộc viễn tây New South Wales và một trận gió nam vào chiều tối, sẽ mang đến các cơn giông gió với cường độ mạnh mẽ, cùng với nguy cơ có nhiều sấm chớp.
Trước đó, một hàng rào danh dự sắp hàng dài và yên lặng, để tưởng nhớ đến lính cứu hỏa Victoria là Bill Slade, người đã thiệt mạng hồi đầu tháng nầy, sau khi bị một cây lớn ngã đè, trong một trận cháy thuộc vùng núi non của tiểu bang Victoria.
Thủ hiến Daniel Andrews có mặt trong số hàng trăm người thương tiếc, tụ tập tại Wonthaggi, ở đông nam Melbourne.
Tang lễ được cử hành, khi các lính cứu hỏa thuộc 3 tiểu bang chuẩn bị ra quân một lần nữa, trong việc liều mình để chống lại ngọn lửa.
Tại New South Wales, các toán cứu hỏa cũng đối phó với thời tiết nguy hiểm trở lại, trong khi nhà cầm quyền Victoria và Nam Úc báo động, khi nhiệt độ gia tăng.
Với nạn cháy rừng có lẽ còn lâu mới kết thúc, Thủ tướng Scott Morrison cho biết việc đốt ngăn chận các nguy hiểm cháy rừng là chuyện then chốt, để đối phó với cơn khủng hoảng.
“Việc giảm bớt các hiểm họa cũng quan trọng không kém chuyện thải khí".
"Nhiều người tranh luận còn tranh luận là cần làm nhiều hơn nữa, bởi vì nó có một hậu quả trực tiếp về mức độ an toàn đối với một người, khi đương đầu trong mùa cháy rừng nầy”, Scott Morrison.
"Tôi nghĩ có nhiều người có quan niệm hầu như là có hơi hướng tôn giáo trong chuyện nầy”, Tony Abbott.
Tiến sĩ Tom Beer, là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới đã liên kết cháy rừng với tình trạng biến đổi khí hậu, tuy nhiên ông lại không đồng ý.
“Tôi phấn khởi vì chúng ta có các nghiên cứu khoa học đúng hướng, thế nhưng tôi lại kinh hãi do các ứng dụng của khoa học trong các trận cháy rừng”. Tom Beer.
Ông và các nhà khoa học Úc hôm thứ tư đã ban hành một tuyên bố chung, khi cảnh cáo rằng tính chất nghiêm trọng của nạn cháy rừng tại Úc, sẽ tiếp tục gia tăng thêm nữa.
Giáo sư Will Steffen thuộc Hội đồng Khí Hậu và là Giáo sư Thỉnh giảng của Đại học Quốc gia Úc châu, nhấn mạnh về tính chất khẩn cấp của việc giảm bớt khí thải.
“Năm 2019 được xem là kỷ lục về nhiệt độ nóng nhất và tình trạng khô hạn nhất".
"Đây là chuyện bất bình thường và chẳng nghi ngờ về chuyện nầy cả".
"Nguyên nhân sâu xa của những thay đổi nầy là mức thải khí gia tăng mà chúng ta phát thải vào bầu không khí với mức độ gia tăng”, Will Steffen.
Trong khi các nhà khoa học luôn nhấn mạnh về tính chất liên kết giữa thời tiết cực độ và tình trạng khí hậu thay đổi, thì cựu Thủ tướng Tony Abbott xem nhẹ chuyện nầy trước một số cử tọa tại Washington ở Mỹ.
“Mọi thứ có liên quan đến sự kiện thời tiết cực độ vào những ngày nầy, được xem là bằng chứng của tình trạng biến đổi khí hậu".
"Tôi nghĩ có nhiều người có quan niệm hầu như là có hơi hướng tôn giáo trong chuyện nầy”, Tony Abbott.
Được biết lập trường của Úc về khí hậu thay đổi, cũng được xem xét tại Thụy Sĩ.
Tổng trưởng Tài chính Mathias Cormann bênh vực cho thành tích về khí hậu của Úc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong đó bao gồm việc sử dụng than đá, khi nói rằng nước Úc đã làm về phần mình và cam kết có các hành động hữu hiệu về biến đổi khí hậu.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại