Hậu quả kinh tế về cháy rừng dường như phá vỡ mọi kỷ lục

Destroyed buildings are seen in Cobargo, NSW, Wednesday, January 1, 2020. Several bushfire-ravaged communities in NSW have greeted the new year under immediate threat. (AAP Image/Sean Davey) NO ARCHIVING

Destroyed buildings in Cobargo, NSW, Wednesday, January 1, 2020. Source: AAP

Ảnh hưởng kinh tế của trận cháy rừng năm nay chưa từng có trước đây, dường như sẽ kéo dài và vượt mức kỷ lục của vụ Cháy rừng Black Saturday vào năm 2009. Hiện có những cảnh cáo về các đám cháy hủy hoại các ngành như nông nghiệp và du lịch cũng như khiến cho niềm tin của người tiêu thụ bị giảm sụt, tất cả điều nầy dường như sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế.


Tổng số thiệt hại của trận cháy rừng vào ngày Thứ Bảy Đen năm 2009, được ước lượng là 4,4 tỷ đô la.

Còn trận cháy rừng năm nay, đã thiêu rụi một diện tích gấp 15 lần, diện tích trong trận cháy rừng vào Thứ bảy Đen.

Kinh tế gia Katrina Ell cho rằng, xét về những tổn thất mà cuộc khủng hoảng cháy rừng nầy gây ra, cho một nền kinh tế yếu kém rồi.

“Do nhiều hậu quả đáng kể đối với ngành du lịch, chúng ta đang theo dõi những vụ cháy rừng nầy, như phẩm chất không khí tệ hại, cũng như sự tàn phá khủng khiếp đối với ngành nông nghiệp, cũng như sự lan tỏa về mức độ kinh tế lớn lao".

"Vì vậy ảnh hưởng đối với GPD, sẽ cao hơn một chút nữa”, Katrina Ell.

Hội đồng Bảo hiểm Úc châu cho biết, có gần 14 ngàn đơn xin bồì thường có liên quan đến thảm họa cháy rừng, kể từ ngày 8 tháng 11 năm rồi, với thiệt hại ước lượng là 1,34 tỷ đô la.

Đây chỉ là một phần, của các thất thoát lớn lao hơn cho nền kinh tế.

Ngành du lịch cho đến cuối năm rồi đã chứng kiến một kỷ lục cao theo các con số mới nhất, thế nhưng đã bị một tác động đáng kể theo ông Simon Westaway, Chủ Tịch Hội đồng Du lịch Úc châu.

“Chúng tôi thấy việc hủy bỏ 100 phần trăm kỳ nghỉ hè và hủy việc đăng ký trước chuyến đi, tại những vùng có hỏa hoạn".

"Chúng tôi nghĩ thiệt hại lên đến một tỷ đô la, chỉ riêng trong ngành du lịch”, Simon Westaway.

Các du khách ngoại quốc cũng quan ngại khi du lịch đến Úc, khi các hình ảnh về những trận cháy rừng lớn lao được truyền đi trên khắp thế giới.

Những thắng cảnh nổi tiếng như Cầu Cảng Sydney đã chìm trong màn khói mù, cũng khiến cho mọi người không muốn đến viếng.
“Tôi biết nhiều người sẽ không trở lại, bởi vì có nhiều người chỉ muốn về hưu và không muốn xây dựng lại nhà cửa".
Chính phủ liên bang đã cam kết có thêm 2 tỷ đô la, cho việc phục hồi cháy rừng.

Thế nhưng ngân khoản nầy chỉ chiếm 0,05 phần trăm của G.D.P và kinh tế gia David Llewellyn Smith nói rằng, nó sẽ mang lại lợi lộc kinh tế ít oi.

“Với sự yếu kém của nền kinh tế quốc nội, chính phủ cũng nhạy cảm trong việc đối phó trong cả hai lãnh vực về khí hậu thay đổi và nạn cháy rừng, cũng như làm thế nào để đề cập đến việc cân bằng ngân sách”, David Llewellyn Smith.

Giữa lúc thiếu sót một chính sách của chính phủ về nguy cơ cháy rừng, đã có những cảnh cáo là một số người nên bảo hiểm và tái thiết nhà cửa ở một nơi khác.

Việc nầy dường như là trường hợp của ngôi làng nhỏ bé, tại New South Wales là Nerrigundah, nơi có 2/3 nhà cửa đã bị thiêu rụi.

Nhà thờ địa phương, một ngôi trường cũ và một cửa hàng có đến 150 năm tuổi, đã không còn nữa.

Một người dân địa phương là bà Skye Threfall nói rằng, nhiều người trong cộng đồng không muốn tái thiết nhà cửa, tại một nơi mà thần hoả hay chiếu cố.

“Tôi biết nhiều người sẽ không trở lại, bởi vì có nhiều người chỉ muốn về hưu và không muốn xây dựng lại nhà cửa".

Các chuyên gia nói rằng, hậu quả lâu dài của nạn cháy rừng, đó là giá nhà cửa sẽ tăng tại các thành phố lớn.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share