"Không công nhận Palestine vào hộ chiếu là một hành động xúc phạm"

Eberhard Frank, who fought to have his birthplace recorded on his passport as 'Palestine'

Eberhard Frank, who fought to have his birthplace recorded on his passport as 'Palestine' Source: SBS

Một người đàn ông Úc đã giành chiến thắng tại tòa để phục hồi lại nơi sinh của ông trên sổ thông hành. Ông Eberhard Frank, 79 tuổi, đã thành công trong vụ kiện chính phủ Úc về quyền được nêu quốc gia “Palestine” trên passport sau khi việc này bị thay đổi vào năm ngoái.


Ngôi nhà của ông Eberhard Frank là nơi cất giữ rất nhiều cuốn sách lịch sử, được xếp dọc theo các bức tường của phòng khách  tại Adelaide Hills.

Ông là một người quan tâm sâu sắc đến di sản của mình.

Ông Eberhard Frank là con trai của một người nhập cư Đức từ Trung Đông, ông sinh năm 1940 tại nơi từng được chính thức gọi là Palestine theo các tuyên bố bắt buộc của Anh quốc vào thế chiến thứ nhất, còn gọi là British Mandated Palestine hoặc British Mandatory Palestine.

"Trong suốt cả cuộc đời của tôi, cha mẹ tôi luôn nói rằng tôi được sinh ra ở Palestine, tôi có giấy khai sinh với dòng chữ ngay trên đầu là 'Chính phủ Palestine' nơi tôi sinh ra là Jaffa, Palestine".

Thế nhưng khi ông đi gia hạn sổ thông hành vào năm ngoái, ông vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra trong hồ sơ của mình, nơi sinh của ông- Palestin- đã bị tự động ghi là 'không xác định'.

Tờ đơn xin gia hạn hộ chiếu trên mạng được điền một cách tự động và cụm từ “không xác định” được gõ vào nơi trước đây mà ông từng điền là thành phố cổ‘ Jaffa, Palestine, trong các hồ sơ trước đây.

"Đối với tôi, đó là một hành vi xúc phạm, chống lại nhân phẩm và quyền con người của tôi".

Chính phủ Úc hiện nay không công nhận chính phủ Palestine, lãnh thổ Bờ Tây và Dải Gaza như là một quốc gia.

Nhà nước Israel được thành lập năm 1948 sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc. Thành phố Jaffa ngày nay hiện đang ở ngoại ô thành phố Tel Aviv thuộc Israel.

Ông Frank đã cho SBS News xem lại nhiều cuốn hộ chiếu của ông có từ năm 1974, nơi ghi lại nơi sinh của ông là ‘Jaffa, Palestine.

"Tại sao chính phủ Úc lại không còn chọn sử dụng tên Palestine là là một điều khó hiểu đối với tôi. Trong suy nghĩ của tôi, tờ đơn này là một hình thức phân biệt đối xử”.

Khi phát hiện ra nơi sinh của mình đã bị thay đổi trong tờ đơn xin gia hạn hộ chiếu vào năm ngoái, ông Frank đã rất tức giận, và quyết định nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Nhân quyền.

Ủy ban đã cố gắng hòa giải tranh chấp giữa ông và Bộ Ngoại giao Úc, nơi đang quản lý các vấn đề về sổ thông hành.

Tại phiên hòa giải của Ủy ban Nhân quyền, ông nói rằng ông đề nghị một sự thỏa hiệp, bằng cách liệt kê nơi sinh của ông là ‘British Mandated Palestine, tức là nhà nước Palestine được Anh Quốc công nhận. Nhưng ông cho biết Bộ ngoại giao từ chối lời đề nghị của ông và nói rằng chính sách của chính phủ Úc không công nhận nhà nước Palestine.

Sau đó, ông đã kiện chính phủ lên Tòa án Liên bang.

Tòa án đã gửi vụ kiện ra tòa hòa giải, vào tháng trước Bộ ngoại giao Úc cuối cùng đã đồng ý với giải pháp thỏa hiệp của ông.

Nơi sinh chính thức của ông trên các tài liệu của chính phủ giờ đây sẽ được ghi là ‘Jaffa, British Mandated Palestine”, tức là thành phố Jaffa, thuộc nhà nước Palestine, được Anh Quốc công nhận sau thế chiến thứ Nhất.

Tuy nhiên hiện không rõ liệu sự thay đổi trong đơn gia hạn hộ chiếu của ông Frank, là một trường hợp riêng lẻ hay là một phần của sự thay đổi lớn trong chính sách của chính phủ Úc về việc không còn công nhận quốc gia tồn tại trước khi hình thành Israel là “nhà nước Palestine”

Hiện không rõ có bao nhiêu người Úc khác sinh ra trong khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh tương tự như ông Frank.

Theo Phái đoàn ngoại giao của Palestine tại Úc, có khoảng dưới 3.000 người Úc sinh ra ở Lãnh thổ Palestine.

Chỉ có một con số nhỏ trong những người này được sinh ra trước năm 1948 như ông Frank.

Đối với ông Frank, ông hy vọng chiến thắng của mình trước quyết định của chính phủ có thể tạo tiền lệ pháp lý cho những người khác phải đối mặt với tình huống tương tự.

"Cảm giác đây giống như một thành công, tôi không xem những điều này là chuyện thắng hay thua. Tôi coi nó là kết quả của một việc làm tốt, một chiến thắng của những suy nghĩ đúng đắn đối với những gì tôi cho là một quyết định ngớ ngẩn".

Ông Frank sẽ bước qua tuổi 80 tuổi vào năm tới và đang mong chờ sẽ đi du lịch nhiều nơi. Ông nói rằng ông hy vọng sẽ sử dụng hộ chiếu mới của mình để thăm Châu Âu, Nam Mỹ cũng như Dải Gaza. 


Share