Luật mới cho phép những người có thể cho thấy họ bị đàn áp vì lý do tôn giáo tại Bangladesh, Pakistan và A Phú Hãn, nơi Hồi giáo chiếm đa số, thế nhưng đạo luật không áp dụng cho những người theo Hồi giáo.
Những người chỉ trích đạo luật là sự vi phạm đối với Hiến Pháp thế tục của Ấn và gọi đây là nỗ lực mới nhất của chính phủ Thủ tướng Narenda Modi, khi đặt 200 ngàn người Hồi giáo tại đất nước nầy ra ngoài lề xã hội.
Thủ tướng Modi bênh vực cho đạo luật nói trên trong cuộc tụ tập ở Tân đề Li hôm chủ nhật và thách thức bất cứ ai tìm thấy dấu vết nào về chuyện kỳ thị trong chính sách của ông.
“Thưa các anh chị, tôi thách thức những người nầy lan truyền những điều giả dối, hãy đến đây và điều tra công việc của tôi".
"Nếu quí vị tìm thấy dấu vết của bất cứ điều gì kỳ thị trong công việc của tôi, hãy nêu ra trước đất nước nầy”, Narenda Modi.
Nhà cầm quyền trên khắp nước đã vội vàng tìm cách ngăn chận tình trạng bất ổn, khi cấm việc tụ tập nơi công cộng theo điều 144 Hiến Pháp, vốn là luật lệ vào thời thực dân Anh còn cai trị nước Ấn, cũng như ngăn chận việc truy cập vào internet, trong một cố gắng nhằm ngăn tránh những vụ bạo động thêm nữa.
Hầu hết những cái chết xảy ra tại tiểu bang miền Bắc là Uttar Pradesh, nơi 20 phần trăm dân chúng của 200 triệu dân trong tiểu bang, là người theo Hồi giáo.
Vụ bất ổn đánh dấu trở ngại quan trọng đầu tiên cho tiến trình, biến Ấn giáo thành một quốc giáo của ông Modi, kể từ khi chiến thắng nghiêng lệch của đảng ông, diễn ra hồi năm rồi.
Sinh viên Osman Khan chỉ trích việc đàn áp của chính phủ.
“Hôm qua đã xảy ra bạo động rất nhiều tại Daryaganj tại cổng Đề Li, các khu vực thuộc Tân Đề Li".
"Vì vậy dĩ nhiên có một số chuyện đàn áp để giải tán diễn ra. Điều 144 cấm các cuộc tụ họp nơi công cộng, đang được nêu ra tại nhiều nơi".
"Ấn độ nay là nơi có con số internet bị ngăn chận cao nhất trên thế giới”, Osman Khan.
Trong khi có nhiều chỉ trích nhắm vào đạo luật nói trên, được xem là vi phạm Hiến Pháp có tính cách thế tục của Ấn độ, thì những người khác cho rằng, việc ban cấp quốc tịch cho bất cứ tôn giáo thiểu số nào, có thể mang lại hậu quả là một đợt di dân mới tìm đến Ấn độ, gây ảnh hưởng về mặt dân số tại một số khu vực có người Thổ dân sinh sống, ở vùng đông bắc Ấn độ.
Ông Dennis Franchel là một, trong những người biểu tình ở phía đông bắc của nước nầy.
“Đối với vùng đông bắc, vốn là khu vực hết sức quan trọng đối với bản sắc của chúng tôi".
"Do đạo luật tu chính về quốc tịch, vấn đề dân số của chúng ta có thể thay đổi, với Tripura tức 3 tiểu bang ở đông bắc Ấn độ hiện phải đối phó".
"Tripura hiện đối diện với một cách thức, theo đó những người Thổ dân thiểu số bị gạt ra bên lề xã hội”, Dennis Franchel.
Kể từ tuần rồi, cảnh sát tại Uttar Pradesh đã bắt giữ gần 900 người, do có dính líu đến những vụ bạo động.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại