Lối sống ít vận động khiến chúng ta dễ bị loãng xương hơn?

 1.2 million Australians are estimated to have osteoporosis

1.2 million Australians are estimated to have osteoporosis Source: SBS

Lối sống hiện đại khiến chúng ngày càng ngồi nhiều giờ hơn- tại công sở, khi xem truyền hình hoặc lúc lái xe. Các nhà nghiên cứu sẽ tìm hiểu xem liệu việc ít vận động kéo dài này có mang lại nhiều rủi ro hơn liên quan đến chứng loãng xương, khiến xương giòn và dễ gãy hơn không.


Chúng ta biết rằng các phi hành gia và những người phải nằm suốt thời gian trên giường bệnh đều mắc chứng loãng xương trầm trọng.

Trong khi sự không vận động ở mức cực độ có liên quan đến chứng xương giòn dễ gãy, ít ai biết được ảnh hưởng của việc ngồi tại chỗ trong thời gian dài mỗi ngày .
Viện Tim và Bệnh tiểu đường Baker của Melbourne tham vào nghiên cứu mới tiến hành điều tra nếu lối sống ít vận động gia tăng nguy cơ loãng xương .
Một phẩy hai triệu người Úc bị loãng xương. Bệnh này khiến xương mất đi những khoáng chất như canxi nhanh hơn quá trình cơ thể có thể thay thế chúng.
Trưởng phòng Thí nghiệm Hoạt động Thể chất tại Viện, Giáo sư David Dunstan, muốn tìm hiểu xem liệu một lối sống năng động hơn có thể giúp đánh bại chứng loãng xương hay không.

"Liệu mức độ ít vận động của xã hội hiện đại ngày nay của chúng ta, nơi mọi người ngồi tại chỗ suốt chín giờ mỗi ngày có thực sự gia tăng nguy cơ loãng xương hay không- chúng ta vẫn không có câu trả lời cho điều đó. Có những mối liên hệ với điều này . Nhưng bây giờ chúng ta cần hiểu rõ các cơ chế đó là gì? Điều gì gây ra những mối liên hệ này."

Các mẫu máu từ một nghiên cứu về hành vi ít vận động trước đây tại Viện sẽ được các nhà nghiên cứu ở Anh phân tích xem liệu chuyện không hoạt động thể chất có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chuyển hóa xương không.

Một phẩy hai triệu người Úc bị loãng xương. Bệnh này khiến xương mất đi những khoáng chất như canxi nhanh hơn quá trình cơ thể có thể thay thế chúng.

Giám đốc Y khoa tại Tổ chức Phòng Chống Bệnh loãng xương Úc, Giáo sư Peter Ebeling, cho biết một vài nhóm sắc tộc thường gặp tình trạng này hơn.

"Người da trắng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất. Kế đến là người châu Á. Sau đó mới đến người có nguồn gốc châu Phi bởi họ nhìn chung ít có nguy cơ mắc bệnh loãng xương."

Bà Beryl Logie, tám mươi tuổi,bị chẩn đoán mắc bệnh loãng xương cách đây 22 năm sau khi mẹ bà từng trải qua gãy xương cột sống nhiều lần.

Bà đã kết hợp uống thuốc và tập thể dục để có hiệu quả tốt nhất.

"Tôi đã cải thiện rất nhiều và hiện tại kiểm tra mật độ xương của tôi đang rất tốt. Cột sống của tôi bình thường và hông của tôi từng nằm trong phạm vi loãng xương hiện đang hồi phục."

Trong khi loãng xương là một giai đoạn bình thường trong quá trình lão hóa, bệnh này vẫn có thể phòng chống được.

Nhà sinh lý học vận động Alex Bussell cho biết tập thể dục tăng sức bền thường xuyên như đi bộ, chạy bộ, nhảy, cử tạ, yoga, vv.. từ khi khi còn trẻ có thể tạo ra sự khác biệt.

Các kết quả nghiên cứu này có tiềm năng định hình chính sách y tế công và hướng dẫn hoạt động thể chất trong tương lai.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share