Lĩnh vực phi lợi nhuận Úc kêu gọi cấp thiết cứu trợ cho Ấn Độ

People distribute food to the children outside the Shehnai Banquet Hall temporary care centre for Covid-19.

People distribute food to the children outside the Shehnai Banquet Hall temporary care centre for Covid-19. Source: AAP

Sáu tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu Úc đang cùng nhau vận động từ thiện và thúc đẩy nhằm có thêm sự hỗ trợ của chính phủ để giúp đỡ những nạn nhân đang đau khổ tại Ấn Độ, trong đó có gần 10,000 người Úc đang bị mắc kẹt.


Cộng đồng Ấn Độ tại Úc muốn giúp đỡ quê hương.

Các tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu Úc cũng cùng chung ý tưởng.

Vì vậy sáu tổ chức lớn đã cùng nhau tập hợp, kêu gọi cứu trợ khẩn cấp cho Ấn Độ, giữa lúc thảm họa COVID-19 ngày càng tồi tệ.

Bác sĩ Pravin Khobragade, Chuyên gia Y tế của UNICEF có trụ sở đặt tại Ấn Độ, đã ra tuyên bố kêu gọi sự giúp đỡ từ Úc.

Tôi yêu cầu người dân Úc. Nếu bạn có thể hỗ trợ cho chúng tôi, xin hãy làm một điều gì đó vào lúc này. Đây là một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong đời. Khoảng 40 đến 50 thi thể bị phân hủy và trương phình đã bị cuốn trôi trên sông và được tìm thấy đã tấp vào bờ tại quận Behar. Chúng tôi lo sợ rằng tất cả những xác chết này đều do COVID. Cùng lúc đó, chúng tôi đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vắc xin.

Tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ đã vượt quá 23 triệu.

Có 533 quận trên tổng số 700 quận tại Ấn Độ cho biết tỉ lệ dương tính với coronavirus là hơn 10%.

Các chuyên gia vẫn chưa khẳng định được đây đã là đỉnh điểm của đợt bùng phát lần thứ hai tại quốc gia 1,3 tỉ dân này chưa. 

Nhìn thấy các bệnh viện tại Ấn Độ đã trở nên quá tải, những tổ chức nhân đạo và từ thiện Úc muốn làm một điều gì đó.

Giám đốc Dự án của tổ chức DAK Foundation, cô Anubha Rawat lớn lên tại Ấn Độ và có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển quốc tế.

Bạn biết đấy hồi đầu năm nay, chúng tôi nghĩ rằng có thể chúng tôi sẽ thoát ra khỏi làn sóng này, nhưng làn sóng thứ hai này thật sự nhấn chìm và khiến nhiều người không thể chuẩn bị trước.  

Nhiều người lo ngại rằng thảm họa tại Ấn Độ sẽ leo thang và bùng phát ra toàn bộ khu vực, ập tới những quốc gia đông dân và có hệ thống y tế yếu ớt, không được trang bị để đối phó với dịch bệnh.

Một cuộc họp khẩn cấp do Mạng lưới Phát triển Quốc tế Úc, UNICEF và các cơ quan từ thiện hàng đầu cùng đứng ra tổ chức.

Liên minh này đang tìm cách gây quỹ, hỗ trợ y tế, cơ sở vật chất cũng như đang tìm kiếm sự trợ giúp quan trọng từ các nhà từ thiện và chính phủ.

Giám đốc Điều hành tại Quỹ DAK, bà Marnie Rickards, giám sát các chương trình giúp đỡ thiết bị y tế của DAK, cũng như hợp tác với các mạng lưới y tế khắp châu Á và châu Phi, nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng dịch vụ, bằng việc cung cấp thiết bị y tế căn bản và hỗ trợ chương trình y sinh.

Bà nêu lên những rào cản khiến Ấn Độ không thể chống đỡ nổi cuộc khủng hoảng coronavirus.

Sự khan hiếm thiết bị cung cấp oxy là một vấn đề lớn. Sản xuất và nguồn cung vẫn không thể theo kịp nhu cầu và chuyện này không chỉ xảy ra cho Ấn Độ và Nepal. Tình trạng này xảy ra là do thiếu kế hoạch và sự đầu tư dài hạn. Không chỉ là vấn đề sản xuất, mà còn những rào cản khác về nguồn cung cấp, mọi người đang xếp hàng dài chờ đợi trong nhiều ngày qua. Cả thiết bị bảo vệ y tế và lực lượng y tế đều thiếu hụt, mọi người đang bị tuột dốc, ngoài ra các máy trợ thở đặt tại giường bệnh cũng không đủ dùng. Điều quan trọng là dù dung tích máy trợ thở nhỏ hơn nhưng vẫn có thể giúp ngăn ngừa các trường hợp nặng trở nên nguy kịch.

Bác sĩ Pankaj Jethwani đồng sáng lập tổ chức The Breakfast Revolution, chuyên sản xuất và phân phối thực phẩm giá rẻ do địa phương cung cấp cho các tổ chức từ thiện làm việc với trẻ em, phụ nữ và bệnh nhân suy dinh dưỡng tại Ấn Độ.

Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã giúp đỡ 120,000 bệnh nhân và phục vụ hơn 20 triệu bữa ăn.

Bác sĩ Jethwani nói hàng triệu người làm việc trong các lĩnh vực chỉ trả tiền mặt đã không thể làm việc trong thời gian phong tỏa và kết quả là họ càng rơi vào cảnh nghèo túng hơn trước.

Tình huống tại tuyến đầu là những gì mà chúng tôi chưa từng thấy trong đời. Chúng tôi đang phải đối mặt với một thách thức là các gia đình phải giảm xuống chỉ còn ăn một ngày một bữa, và đôi khi tại những vùng xa xôi không ai được ăn bữa nào trong một ngày cả. Không ai có thể ra ngoài giữa lệnh phong tỏa. Không còn cơ hội kiếm kế sinh nhai. Họ thật sự thất vọng. Đây là một cuộc khủng hoảng kinh hoàng. Nó đe dọa chính những người có sinh kế khó khăn và sẽ mất nhiều tháng để đất nước phục hồi.

Còn ông Narayana Rai, Chủ tịch tổ chức Shruthi tại Adelaide và cũng là lãnh đạo cộng đồng người Úc gốc Ấn Độ, đã tham dự lễ thắp sáng Tòa nhà Quốc hội Nam Úc bằng màu cờ Ấn Độ.

Chúng tôi thật sự lo ngại và mọi người ở đây đều cố gắng xem có thể giúp đỡ được gì từ Úc không. Chẳng hạn như thu thập thiết bị cung cấp oxy, khẩu trang, máy trợ thở và những thứ tương tự. Bằng bất cứ cách nào có thể giúp đỡ được, chúng tôi đều muốn làm, vì chúng tôi cảm thấy đây chính là một thảm họa và chúng tôi muốn đóng góp cho cố hương.

UNICEF đã hợp tác với các vận động viên cricket hàng đầu của Úc bao gồm Steve Smith, Pat Cummins, Alyssa và Ellyse Perry để quyên góp cho Thỉnh nguyện cứu giúp Khủng hoảng COVID tại Ấn Độ.

Ấn Độ ghi nhận bốn ca nhiễm mới mỗi giây. Không có đủ oxy để giúp đỡ những người xung quanh. Đây là những ngày chết chóc nhất của đại dịch. Coronavirus đang tàn phá các cộng đồng trên khắp đất nước. Tình hình đó thật sự đau lòng. Trong lúc khủng hoảng, chúng tôi đến với nhau. Chúng tôi ủng hộ một cuộc thỉnh nguyện cứu giúp khủng hoảng tại Ấn Độ. Các nhóm cứu trợ đang có mặt tại đất nước đó vào lúc này, nhằm chuyển đến các thiết bị trợ giúp cẩn khấp cho những người dễ bị tổn thương. Không phải ai cũng có thể làm được mọi thứ, nhưng mỗi người một tay, chúng ta có thể làm được một điều gì đó. Ấn Độ cần chúng ta. Ấn Độ cần tất cả chúng ta.

Để tham gia quyên góp xin quý vị vào trang mạng:


Share