Ấn Độ lo ngại vấn nạn buôn bán trẻ em mồ côi vì COVID

Kashmiri orphans queue for food

Source: AAP

Cuộc khủng hoảng COVID của Ấn Độ đã tạo ra làn sóng trẻ mồ côi mới, làm dấy lên lo ngại về nạn buôn bán trẻ em. Các nhà chức trách lo ngại khi có thông tin trẻ em bị “tiếp thị” trên WhatsApp và các bài đăng trên mạng xã hội.


Trên khắp Ấn Độ gần đây xuất hiện các tin nhắn qua điện thoại nghe có vẻ rất cảm thông như “Hãy giúp các bé gái này có một cuộc sống mới”. Hoặc là “Có hai bé gái được nhận làm con nuôi, một bé được ba ngày tuổi và bé gái mới 6 tháng tuổi. Cha mẹ các bé đã qua đời vì COVID-19.”

Nhưng chính quyền địa phương ở Ấn Độ cho biết những thông tin này đang gây hại nhiều hơn là có lợi.

Anurag Kundu, từ Ủy ban Bảo vệ Quyền Trẻ em Delhi, cho biết một số thông tin có thể được đăng với mục đích thiện chí, nhưng lẩn khuất trong đó cũng có thể là các trường hợp buôn bán trẻ em.

Trong một lá thư gửi cho cảnh sát trưởng Delhi, Anurag Kundu viết:

“Tôi lo lắng cho tương lai của những đứa trẻ mồ côi cha mẹ và điều tối thiểu chúng tôi có thể làm là bảo đảm rằng cáckhông rơi vào tay của bọn buôn người.

Nhiều người cũng như Anurag đang lo ngại cuộc khủng hoảng COVID của Ấn Độ đang dẫn đến một thế hệ trẻ em mồ côi.

Ở một quốc gia ước tính đã có khoảng 20 triệu trẻ mồ côi, virus đang lây lan nhanh. Khi cha mẹ của các em đang hấp hối trong bệnh viện hoặc ở nhà, những đứa trẻ bơ vơ chờ người đến giúp đỡ. Nhưng thông thường, những người hàng xóm sợ bị lây bệnh, hoặc đủ khả năng để giúp.

Tại một vùng nông thôn phía bắc Ấn Độ, một đứa trẻ mới đi chập chững đã chứng kiến cả cha và mẹ qua đời sau khi nhiễm virus.

Giám đốc điều hành tổ chức Save the Children ở Ấn Độ Sudarshan Suchi cho biết những người hàng xóm có thể nghe thấy tiếng đứa trẻ khóc nhưng họ lại sợ bị lây bệnh.

Save the Children đã bố trí xe cấp cứu để đưa đứa bé đi tìm trợ giúp y tế, trước khi thông báo cho cơ quan phúc lợi trẻ em địa phương.

Ông Suchi cho biết:

Còn rất nhiều trẻ em đang lâm vào cảnh khốn cùng, mồ côi. Những gì chúng tôi cố gắng làm là can thiệp ngay nếu có vấn đề sức khỏe và sau đó sẽ đảm bảo tuân thủ các quy trình bảo vệ trẻ em.

Nhưng mối quan tâm lớn khác của ông là có những đứa trẻ mồ côi mà ông không được biết đến.

Vấn đề nghiêm trọng đến mức trên khắp Ấn Độ, các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các nhóm viện trợ đang lập các đường dây nóng để nhận thông báo về trẻ em mồ côi do COVID và những trẻ em cần được chăm sóc ngay lập tức vì cha mẹ của chúng bệnh nặng.

Akancha Srivastava, một chuyên gia về an toàn mạng, đã thiết lập một số đường dây trợ giúp WhatsApp để mọi người có thể gửi thông tin chi tiết về trẻ em mồ côi.

Làm việc từ xa, cô xác minh các trường hợp, kiểm tra xem liệu những đứa trẻ có cần trợ giúp y tế khẩn cấp hay không. Cô ghi lại chi tiết và thông báo cho cơ quan phúc lợi trẻ em và cảnh sát.

Chỉ vài giờ sau khi mở đường dây nhắn tin, cô nhận được hàng ngàn thông báo, trong đó có nhiều tin giat, Srivastava xác định hiện có 20 trường hợp thực sự cần cứu giúp.

Cô nói rằng bọn trẻ đang mất lòng tin và cảm thấy tuyệt vọng:

Bọn trẻ hoàn toàn bị sốc và không nói nên lời, bởi vì sự việc xảy ra quá nhanh.”

Cô Srivastava đã báo với các cơ quan phúc lợi trẻ em để nhận các bé về chăm sóc.  Nhưng bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quy trình, để bảo đảm trẻ em luôn được các cơ quan chức năng chăm sóc.

“Hiện nay có quá nhiều lời bàn tán về việc nhận con nuôi và nhiều người đang tác động đến tình cảm của các cặp vợ chồng không con, nói rằng họ có thể dễ dàng nhận nuôi tất cả những đứa trẻ bị bỏ rơi này. Nhưng thực sự họ không thể nhận nuôi bất hợp pháp.

Ông Suchi cũng chia sẻ mối quan tâm này.

"Rất nhiều thông tin lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội như WhatsApp và Facebook, với một số nội dung đầy thương cảm. Và mọi người kêu gọi sự quan tâm hoặc phản hồi lập tức, mà lại bỏ qua sàng lọc hoặc kiểm tra theo dõi. Do đó, khả năng xảy ra rủi ro là rất cao. Đây là một nỗi lo lắng thực tế. Nếu không có sự giám sát tốt thì khả năng lạm dụng và buôn bán trẻ em là rất cao”.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share