Đây là trận đại dịch trên toàn thế giới, thế nhưng chẳng có một giải pháp toàn cầu nào cả.
130 quốc gia trên thế giới vẫn chưa biết đến việc chủng ngừa một liều vắc xin coronavirus nào hết.
Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guiterres đòi hỏi phải có nỗ lực tốt hơn.
“Chỉ có 10 quốc gia đã chiếm 75 phần trăm vắc xin COVID-19, trong khi đó hơn 130 nước không nhận được một liều vắc xin nào cả".
"Những người bị ảnh hưởng do các cuộc xung đột và bất an, đặc biệt gặp nhiều nguy cơ bị bỏ lại đằng sau”, Antonio Guiterres.
Được biết chương trình Covax của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, với tham vọng mua và phân phối vắc xin chống coronavirus cho các nước nghèo nhất trên thế giới, đã không đạt được mục tiêu trong việc phân phối công bằng vắc xin.
Nhật kỳ cho việc phân phối cũng chưa rõ ràng và ngay cả khi kế hoạch được xúc tiến, thì cũng chỉ mang được vắc xin đến từ 20 đến 27 phần trăm dân số của một nước trong năm nay.
Các chuyên gia tiên đoán, một số quốc gia có thể không nhận được sự miễn nhiễm cộng đồng, ngay cả cho đến năm 2023.
Trong lúc virus vẫn còn lây nhiễm và đột biến, có nghĩa là vắc xin chống lại các biến chủng, sẽ còn tiếp tục phát triển.
Ngay cả việc chủng ngừa cho 7,8 tỷ người trên thế giới là một sự kiện không bao giờ được nhắm đến, ông Guterres cho biết ‘nhóm Thất Cường’ gồm 7 quốc gia quan trọng về kỹ nghệ, có thể tạo ra một động lực cần thiết, để huy động việc tài trợ.
“Việc chủng ngừa vắc xin COVID-19 tạo nên nhiều hy vọng, thế nhưng vào thời điểm quan trọng nầy, sự công bằng về vắc xin là cuộc thử nghiệm về đạo đức lớn nhất, trước cộng đồng thế giới".
"Chúng ta phải bảo đảm rằng, mọi người ở bất cứ nơi nào có thể được chủng ngừa càng sớm càng tốt”, Antonio Guiterres.
Tại một phiên họp của Hội Đồng Bảo An, Ngoại Trưởng Anh Dominic Raab kêu gọi việc ngưng bắn tại các địa phương, nhằm cho phép việc chủng ngừa vắc xin COVID-19 được tiến hành, tại các khu vực bất an và vẫn còn xung đột.
Ông cho biết, có hơn 160 triệu người tại các vùng xảy ra giao tranh, sẽ không có cơ hội chủng ngừa.
“Hội Đồng Bảo An cần có hành động thêm nữa vào lúc nầy, để kêu gọi có lệnh ngưng bắn đặc biệt, hầu vắc xin COVID-19 có thể đến được những người bị ảnh hưởng trong các khu vực đó, vốn họ đã bị ảnh hưởng tệ hại do cuộc xung đột".
"Ngưng bắn để có thời gian chủng ngừa các cộng đồng bị nguy cơ nhất trong quá khứ, không có lý do gì mà chúng ta không thể làm chuyện nầy được".
"Với quyết tâm, chúng ta có thể tập hợp và đoàn kết nhau vượt qua mọi thử thách”, Dominic Raab.
Ông cho biết khoa học đã gánh vác các công việc khó khăn, mục tiêu nay là nhóm 20 gồm các cường quốc giàu có trên thế giới, sẽ đi đầu trong việc phân phối vắc xin.
“Các khoa học gia của chúng ta đã thực hiện các công việc tuyệt vời trong việc phát triển vắc xin, nay chúng ta phải cộng tác cùng nhau để mang các vắc xin đó đến những cộng đồng khó đến nhất và những người gặp nhiều nguy cơ nhất trong các cộng đồng đó”, Dominic Raab.
Trong khi đó, đại diện của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đồng ý rằng, Hội Đồng Bảo An phải dẫn đầu làm gương, tuy nhiên lại cho biết các quốc gia cần chống lại ‘những định kiến và âm mưu nhằm chính trị hóa đại dịch’.
Còn đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc là ông Vassily Nebenzia cho biết, một nghị quyết khác là không cần thiết.
Ngược lại, Hoa Kỳ cam kết chi ra hơn 200 triệu đô la, trong nghĩa vụ với WHO, nhằm chống lại virus.
Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden hủy bỏ quyết định của người tiền nhiệm, khi rút ra khỏi tổ chức y tế có trụ sở tại Geneva hồi năm nay.
Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, đó là một bước then chốt nhằm tái lập tư cách hội viên của Mỹ.
“Đây là một bước tiến then chốt, để hoàn thành nghĩa vụ tài chính của chúng ta, như là thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO".
"Nó phản ảnh cam kết mới của chúng ta, để WHO có được sự ủng hộ cần thiết, hầu hướng dẫn toàn cầu đối phó với đại dịch, ngay cả khi chúng ta hành động để cải tổ nó trong tương lai”, Antony Blinken.
Ông kêu gọi việc thành lập ‘một cơ chế tài chính’, nhằm đối phó với các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.
“Chúng ta tìm cách tiến đến việc hình thành một cơ chế tài chính bền vững đã quá hạn từ lâu, về vấn đề an ninh y tế, hầu chúng ta giúp cho thế giới chấm dứt kỹ càng hơn trong vấn đề đối phó các trận dịch trong tương lai, hơn là trong đại dịch nầy”, Antony Blinken.
"Chúng ta là quốc gia sau cùng trong vùng và tôi cảm thấy có đôi chút hỗ thẹn, khi biết rằng chỉ có chính phủ Bosnia và Herzegovina, là không cung cấp vắc xin cho dân chúng nước họ mà thôi”, Edin Forto.
Tại Serrana, một trong các thành phố bị nạn dịch ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới thuộc tiểu bang Sao Paulo ở Brazil, các nhân viên y tế hiện đẩy mạnh việc chủng ngừa cho 33 ngàn người lớn.
Nhà cầm quyền hy vọng việc nầy sẽ giúp họ biết được mức độ lây nhiễm trong khu vực.
Được biết nỗ lực tiêm chủng của Brazil được tiến hành, sau khi có 46 triệu liều vắc xin Sinovax của Trung Quốc sản xuất.
Còn vắc xin Nga là Spunik 5 đã đến Venezuela, với Tổng Thống Nicolas Maduro tin tưởng việc chủng ngừa bắt đầu vào hôm nay.
Ông cho biết Venezuela đã đầu tư 200 triệu đô la để mua 10 triệu liều vắc xin của Nga và hiện thương thuyết về việc lấy vàng dự trữ ra tại Ngân hàng Anh quốc ở Luân Đôn.
Việc lấy ra số vàng trị giá 300 triệu đô la sẽ cho phép nước nầy có thể tham gia chương trình Covax và sản xuất thêm vắc xin cho dân số 28 triệu rưỡi người.
Trong khi đó, vắc xin tại dải Gaza khá hiếm hoi khi nhà cầm quyền y tế Palestine nhận được 2 ngàn liều vắc xin Spunik 5 hôm thứ tư.
Có hơn 2 triệu người sống trong khu vực, phần lớn là trong các khu vực khép kín.
Trong khi Liên Âu đặc biệt có thêm 300 triệu liều vắc xin khác của Moderna, thì các quốc gia bên ngoài Liên Âu vẫn chờ đợi để được giúp đỡ.
Các nhân viên y tế tại một thành phố sát biên giới tại Bosnia, đã vượt biên đến nước láng giềng là Serbia để được chủng ngừa.
Có hơn 2 ngàn nhân viên y tế đã chủng ngừa tại Serbia, khi Bosnia và Herzegovina chờ đợi chương trình Covax mang vắc xin đến.
Ông Edin Forto là người đứng đầu của vùng Sarajevo cho biết, ông thất vọng với chính phủ liên bang.
“Mọi cặp mắt của chúng ta hướng về chính phủ liên bang, liên quan đến chương trình Covax và việc khởi đầu tiêm chủng qui mô".
"Chúng ta là quốc gia sau cùng trong vùng và tôi cảm thấy có đôi chút hỗ thẹn, khi biết rằng chỉ có chính phủ Bosnia và Herzegovina, là không cung cấp vắc xin cho dân chúng nước họ mà thôi”, Edin Forto.
Tại Ý vốn là nơi bị tác động nặng nề nhất của đại dịch trong giai đoạn đầu tiên, thì loại virus biến thể của Anh ngày càng trở nên một vấn đề khó khăn.
Các giới chức y tế ước lượng, loại biến chủng nầy chiếm khoảng 18 phần trăm trong các trường hợp lây nhiễm.
Trong khi đó, Liên Âu mà nước Ý là một thành viên bắt đầu tiêm chủng cho 450 triệu công dân gần 2 tháng trước, tuy nhiên việc mua vắc xin khiến cho khối đi sau Anh quốc và các quốc gia khác, không thuộc Liên Âu trong khu vực.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại