Số tử vong do COVID-19 tại Mỹ bắt đầu sụt giảm

People wait for a COVID vaccination inside in Charleston, S Carolina

People wait for a COVID vaccination inside in Charleston, S Carolina Source: AAP

Số tử vong có liên hệ đến COVID-19 tại Mỹ, đã sụt giảm lần đầu tiên trong nhiều tháng qua. Trong khi đó, các quốc gia trong tình trạng tương tự, hiện nỗ lực trong việc tiến hành các chương trình chủng ngừa. Cả thế giới nhấn mạnh đến chuyện chủng ngừa bất chấp mối quan ngại về biến thể của virus, còn nguồn gốc của coronavirus nguyên thủy vẫn còn là một điều bí mật.


Lần đầu tiên trong nhiều tháng qua, các ca nhiễm coronavirus tại Hoa Kỳ bắt đầu giảm xuống, thế nhưng các giới chức y tế cảnh cáo, con số giảm bớt là từ một mức rất cao.

Lần đầu tiên kể từ tháng 11, mức trung bình các ca nhiễm mới trong 7 ngày tại Mỹ đã sụt xuống dưới mức 100 ngàn vụ, mà trước đây luôn ở mức 250 ngàn ca hồi đầu năm.

Mức gia tăng trong dịp lễ hội vừa qua là do biến thể California còn được gọi là CAL 20C hay thường được biết dưới tên là biến thể B1429.

Biến chủng nầy được xác định có 5 đột biến rõ rệt và các nhà nghiên cứu cho biết họ vẫn đang nghiên cứu về chuyện nầy.

Tiến sĩ Jasmine Plummer, Phó Giám Đốc về Di Truyền học tại Trung tâm Y khoa Cedars- Sinai tin rằng biến thể nầy khác biệt với loại tìm thấy ở Anh quốc, tuy nhiên họ tin tưởng nó không nghiêm trọng hơn.

"Chúng ta hiện học hỏi rất nhiều về các biến chủng nầy, nếu chúng ta nhìn vào biến thể tại Anh quốc, chúng ta thực sự biết rằng chúng hết sức lây nhiễm hơn nhiều".

"Thế nhưng cũng như hầu hết virus, khi chúng ta nhìn vào virus cảm cúm đối với nhiều người, thì chúng lây nhiễm rất nhiều lúc khởi đầu".

"Vì vậy nhiều người có các triệu chứng nghiêm trọng và rồi cũng như các loại virus khác, chúng đột biến để sống còn".

"Do đó chúng tìm cách lây nhiễm nhiều người, mà không nhất thiết là nặng hơn".

"Con số vẫn còn nhỏ, thế nhưng có vẻ như chúng dễ lây nhiễm hơn mặc dù không phải là quá nghiêm trọng”, Jasmine Plummer.

Trường hợp tương tự tại Vương quốc Anh cũng có số ca nhiễm COVID-19 rất cao.

Trong khi tại Mỹ có số tử vong cao nhất trên thế giới, thì nước Anh được xếp thứ năm trên toàn cầu và thứ nhất tại Âu Châu.

Đã có hơn 117 ngàn người chết, tuy nhiên tình hình ngày càng thêm hy vọng khi nước nầy tiến hành việc tiêm chủng theo kế hoạch.

Anh quốc đạt được 15 triệu người chủng ngừa hôm chủ nhật, khi Thủ Tướng Anh Boris Johnson ca ngợi đó là một cột mốc đáng kể.

"Hôm nay chúng ta đạt được một cột mốc đáng kể trong chương trình chủng ngừa tại Vương quốc Anh, quả là một nỗ lực thực sự của toàn dân Anh".

"Tôi muốn cảm ơn mọi người đã giúp đạt được dấu ấn nầy, quí vị có thể hãnh diện đã góp phần trong nỗ lực đó”, Boris Johnson.

Được biết Anh quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp thuận loại vắc xin hồi tháng 12 năm 2020.

Trong khi một số quốc gia hiện tiêm chủng cho hàng triệu người, thì tại Mexico mối nguy cơ dễ bị lây nhiễm nhất lại lệ thuộc vào nhà cung cấp và nguồn vắc xin.

Dân số của Mexico là 126 triệu người đã nhận được khoảng 1,6 triệu vắc xin, từ Trung Quốc, Nga và gần đây nhất là chuyến hàng vắc xin AstraZeneca từ Ấn Độ.

Nước nầy đứng hàng thứ ba trên thế giới về số tử vong do coronavirus và bắt đầu tiêm chủng các nhân viên y tế hồi tháng 12 vừa qua.

Từ đó Mexico cố gắng đạt được mục tiêu, giữa lúc việc thiếu hụt và trì hoãn trên thế giới.

Ngoại Trưởng Marcelo Ebrard cho biết, Mexico hiện có kế hoạch chủng ngừa cho những người trên 60 tuổi từ tháng 2 cho đến tháng 4.

“Cũng để thông báo đến tất cả quí vị là vào thứ ba ngày 16 tháng 2, việc cung cấp vắc xin Pfizer sẽ bắt đầu trở lại, mà trước đây bị đình hoãn do việc nới rộng nhà máy, cũng như đóng góp vào chương trình Covax cùng các sáng kiến khác".

"Thế nhưng vào thứ ba, Pfizer sẽ sản xuất trở lại 454 ngàn liều thuốc chủng và sẽ tăng dần dần mỗi tuần”, Marcelo Ebrard.

Thế nhưng tiến bộ đạt được nhiều nhất là tại Chí Lợi, với gần 1,4 triệu người được chủng trong một tuần lễ.

Tiến trình chủng ngừa qui mô bắt đầu hồi đầu tháng 2, sau khi có gần 4 triệu vắc xin Sinovac đến từ Trung Quốc.

Các sản phẩm do Trung Quốc và Nga đã giúp gia tăng các nỗ lực chủng ngừa tại các quốc gia không thuộc Liên Âu.

Serbia là quốc gia với 7 triệu dân cho đến nay đã chủng ngừa khoảng 600 ngàn người, phần lớn với vắc xin Sinopharm của Trung Quốc và Spunik 5 của Nga.

Chương trình chủng ngừa của Serbia được xem là một trong những nước thành công nhất trên thế giới, được xếp hàng thứ năm, sau Israel, Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Anh quốc và Hoa Kỳ, khi so sánh liều lượng vắc xin được chủng tính theo dân số.

Được biết có nửa triệu vắc xin Sinopharm đến Belgrade hồi tuần qua, thêm vào hàng triệu liều đã nhận được một tháng trước đó.

Nữ Thủ Tướng Serbia Ana Brnabic cho biết, chương trình chủng ngừa hiện cứu mạng hàng ngàn sinh mạng.

“Điều quan trọng là nhờ có vắc xin cùng số lượng vắc xin mà chúng ta có được, rồi quản lý chặt chẽ và tiếp tục cứu mạng được hàng ngàn người”, Ana Brnabic.
"Đây là một việc tốt đẹp và tôi hy vọng mọi người có cơ hội được chủng ngừa”, Rasha Sawaya.
Trong khi đó, Serbia đã tặng lô hàng đầu tiên gồm 8 ngàn liều vắc xin Pfizer cho Bắc Macedonia, vốn chưa tiến hành việc tiêm chủng.

Cũng giống như các nước phía Tây bán đảo Balkan, Bắc Macedonia chưa nhận được vắc xin cho dân số 2, 1 triệu người.

Nhều quốc gia trong vùng hiện xem xét lại việc chờ đợi vắc xin do Tây Phương cung cấp và nghĩ đến việc mua vắc xin của Trung Quốc và Nga.

Ngay cả các quốc gia Liên Âu như Hungary và Cộng Hòa Tiệp hiện xem xét các vắc xin không được Liên Âu chấp nhận để thử nghiệm.

Trong khi đó, các nhân viên y tế tại Lebanon hoan nghênh việc tiêm chủng vắc xin chống COVID-19 đầu tiên.

Tiến sĩ Ana Brnabic thuộc Đại học Mỹ ở Bệnh viện Beirut cho biết, đây là điều quan trọng cho nước nầy.

“Đây là ngày hết sức quan trọng và chúng ta đang chờ đợi từ lâu, do trận đại dịch nầy gây ra nhiều tổn thất nhân mạng".

"Chúng ta có rất nhiều trường hợp nhiễm bệnh và không ít tử vong tại Lebanon".

"Vì vậy chúng ta hy vọng vắc xin sẽ mang lại ánh sáng cuối đường hầm”, Ana Brnabic.

Còn bác sĩ người Lebanon là Rasha Sawaya nói rằng, đó là một khởi đầu tốt và bà hy vọng cả nước sẽ được chủng ngừa nay mai.

“Tôi cảm thấy phấn khởi và vui mừng khi việc nầy ra trên đất nước Lebanon".

"Đây là một việc tốt đẹp và tôi hy vọng mọi người có cơ hội được chủng ngừa”, Rasha Sawaya.

Việc chủng ngừa được Ngân hàng Thế giới cùng Liên đoàn Quốc tế Hồng Thập Tự và Lưỡi Liềm Đỏ theo dõi, để bảo đảm việc phân phối an toàn và công bằng.

Được biết cuộc khủng hoảng y tế, chính trị và kinh tế tại nước nầy đã xảy ra hồi năm rồi, thủ đô Beirut vẫn còn phấn đấu sau vụ nổ tại hải cảng tàn phá khủng khiếp.

Trong khi đó gần với nước Úc, thành phố lớn nhất của Tân Tây Lan là Auckland đã lâm vào tình trạng phong tỏa trong 3 ngày.

Thủ Tướng Tân Tây Lan, Jacinda Ardern loan báo các biện pháp nói trên, sau khi có 3 ca nhiễm COVID-19 mới xuất hiện hồi cuối tuần qua.

Biện pháp miễn cách ly của Úc với Tân Tây Lan đã tạm thời bị đình chỉ, với nước nầy bị tuyên bố là ‘vùng đỏ’ từ hôm nay cho đến 3 ngày tới.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt, tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share