Lễ lạc ăn mừng Giáng Sinh tại Âu Châu bị giới hạn do coronavirus

A discarded Christmas tree lies outside closed pubs and theatres in a deserted Old Compton Street in London

A discarded Christmas tree lies outside closed pubs and theatres in a deserted Old Compton Street in London Source: AAP

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO thúc giục người dân Âu Châu nên mang khẩu trang trong thời gian cử hành lễ Giáng Sinh, hầu ngăn chận sự lây nhiễm cùa coronavirus. Việc nầy diễn ra khi lục địa nầy chuẩn bị các chương trình chủng ngừa trước cuối năm và chỉ chờ sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về y tế.


Giáng Sinh thường là thời gian đoàn tụ và vui hưởng của gia đình và bạn hữu.

Thế nhưng trong khi thời gian lễ lạc ngày một gần kề, thì coronavirus tiếp tục lây nhiễm với mức độ cao, tại phần lớn các nơi trên thế giới.

Việc nầy khiến cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO, thúc giục người dân Âu Châu hãy mang khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội hay giới hạn việc tụ tập ngoài trời đến mức tối đa, khi ăn mừng lễ với gia đình và bạn hữu.

Các quốc gia trên khắp Âu Châu tiếp tục gia tăng các hạn chế, khi họ ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm mới và hàng trăm cái chết mỗi ngày.

Chính phủ Đan Mạch hiện thi hành việc phong tỏa chặt chẽ trong thời gian lễ Giáng Sinh và năm mới, trong nỗ lực nhằm giới hạn mức lây nhiễm cùa virus.

Các thương xá cùng các cửa hiệu khác, sẽ đóng cửa vào hôm nay ngày 17 tháng 12, trừ các siêu thị và cửa hàng bán thực phẩm sẽ đóng cửa vào ngày Giáng Sinh.

Các quán rượu, nhà hàng và viện bảo tàng cũng bị đóng cửa, còn các học sinh nội trú sẽ được gởi về nhà, từ thứ hai ngày 21 tháng 12.

Nhà cầm quyền Đan Mạch lo sợ tháng tới sẽ là thời gian tệ hại nhất của đại dịch, với các con số kỷ lục được ghi nhận về các ca nhiễm mới và số người nhập viện trong ngày qua.

Bất chấp một đợt gia tăng các trường hợp tại Anh quốc, chính phủ nước nầy hiện tiếp tục kế hoạch cho phép mọi người viếng thăm đến 3 gia đình cùng nhau, từ ngày 23 cho đến ngày 27.

Quyết định nầy gặp nhiều chỉ trích từ các chuyên gia, khi cho rằng các hạn chế nên được thắt chặt trong kỳ nghỉ lễ, chứ không nên nới lỏng.

Thế nhưng Thủ Tướng Anh Boris Johnson cho biết, các qui định cho thấy một sự hạn chế, chớ không phải là một mục tiêu.

“Chúng ta đoàn kết nhau trên khắp nước Anh, đoàn kết các chính phủ ở mỗi cấp bậc, để yêu cầu quí vị hãy suy nghĩ cẩn thận về những ngày sắp tới và liệu rằng quí vị có thể làm nhiều hơn để bảo vệ cho chính mình và cho người khác".

"Chúng ta giữ luật lệ giống nhau, thế nhưng chúng tôi muốn gởi đến quí vị cùng một thông điệp, đó là một lễ Giáng Sinh nhỏ bé và ngắn ngủi, nhưng lại an toàn hơn”, Boris Johnson.

Trong khi đó, một viên chức cao cấp nói rằng Liên Âu có thể chấp thuận chung cuộc đối với loại vắc xin Pfizer-BioNTech, không trễ hơn ngày 23 tháng 12.

Trong khi chờ đợi việc chấp thuận, dân chúng tại Pháp có thể bắt đầu việc chủng ngừa chống COVID-19, trong tuần lễ cuối cùng của tháng 12.

Thủ Tướng Jean Castex nói rằng, nước Pháp sẽ nhận được 1,1 triệu liều thuốc chủng vào cuối năm, với 2,3 triệu liều nữa cũng đến trong vòng 2 tháng tới.

Ông cho biết, việc nầy sẽ chủng ngừa khoảng 1,7 triệu người, với ưu tiên dành cho các vị cao niên, những người dễ gặp nguy hiểm và nhân viên y tế.

“Giai đoạn đầu tiên nầy sẽ lan tỏa trong 6 đến 8 tuần lễ, ngoài ra phải tính đến 21 ngày bị đình hoãn, giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi chích thứ hai”, Jean Castex.

Trong khi đó, vài quốc gia Âu Châu cam kết phối hợp chương trình chủng ngừa.

Nước Đức cho biết sẽ bắt đầu tiêm chủng cho người dân vào ngày 27 tháng 12, ưu tiên dành cho những người trong các viện dưỡng lão.

Việc nầy diễn ra khi nước nầy ghi nhận, con số kỷ lục về số tử vong do COVID-19, là 652 người.

Bộ Trưởng Y tế Jens Spahn nói rằng đường lối trên khắp Âu Châu để chủng ngừa sẽ bảo đảm tính chất liên tục của khối nầy.

"Trong những ngày khó khăn nầy, trong những ngày mà virus một lần nữa cho chúng ta thấy chúng tấn công mạnh mẽ như thế nào, đặc biệt tại các viện dưỡng lão cũng như các vị cao niên, thì cũng có niềm tin vững chắc".

"Thuốc chủng là con đường thoát ra khỏi đại dịch và chúng ta hiện chuẩn bị đầy đủ cho con đường nầy”, Jens Spahn.
"Chúng ta hành động càng nhanh càng tốt, thế nhưng cũng bảo đảm rằng vắc xin an toàn cho mọi người dân Tân Tây Lan. Chúng phải được Medsafe chấp thuận, cho sử dụng tại đất nước nầy”, Jacinda Ardern.
Tại Hoa Kỳ, việc phân phối vắc xin Pfizer-BioNTech hiện tiếp tục với nhà cầm quyền cho rằng, nước nầy hiện có đủ liều lượng để bảo đảm mọi cư dân trong các nhà dưỡng lão được tiêm chủng.

Các chuyên gia chăm sóc y tế và cư dân viện dưỡng lão, được ưu tiên chủng ngừa trong các giai đoạn đầu tiên trong chương trình tiêm chủng qui mô, còn các công nhân cần thiết, những bậc cao niên và cá nhân với bệnh kinh niên, được chủng ngừa kế tiếp.

Bộ Trưởng Y tế và Nhân Sự là ông Alex Azar hiểu rằng, có những nghi ngờ và không tin tưởng vắc xin, trong một số cộng đồng gốc Phi Châu và châu Mỹ La Tinh, thế nhưng ông hy vọng họ có thể thay đổi suy nghĩ.

“Tôi sẽ không yêu cầu ai, làm những gì mà chính tôi không muốn làm cho chính mình".

"Vì vậy tôi sẽ đi chủng ngừa và làm chuyện nầy trên truyền hình".

"Tôi hy vọng có một số đông đáng kể các nhà lãnh đạo thuộc các cộng đồng sắc tộc, vốn bị ảnh hưởng một cách không cân xứng do virus, cũng sẽ được chủng ngừa".

"Điều rất quan trọng là chúng ta cho thấy hoàn toàn tin tưởng là chương trình nầy dựa trên căn bản lưỡng đảng, do chúng ta muốn có nhiều người có nguy cơ đều được chủng ngừa và cuối cùng có nhiều người tại Mỹ được tiêm chủng”, Alex Azar .

Gần với nước Úc, chính phủ Tân Tây Lan tin tưởng có thể chủng ngừa mọi công dân nước nầy chống lại COVID-19 vào năm tới, theo sau hai đơn đặt hàng với số lượng lớn.

Thỏa thuận mới với AstraZeneca và Novavax giúp nước nầy có gần 15 triệu liều, đủ để chủng ngừa cho dân số 5,1 triệu người và các quốc gia láng giềng ở Thái Bình Dương.

Thủ Tướng Tân Tây Lan, Jacinda Ardern cho biết bà hy vọng vắc xin sẽ được tiêm chủng cho các công nhân ở tuyến đầu trong quí hai của năm 2021, với mục tiêu tiêm chủng tiếp cho công chúng trong nữa năm tới.

“Vắc xin COVID-19 sẽ miễn phí cho mọi người muốn tiêm chủng".

"Chúng ta hành động càng nhanh càng tốt, thế nhưng cũng bảo đảm rằng vắc xin an toàn cho mọi người dân Tân Tây Lan".

'Chúng phải được Medsafe chấp thuận, cho sử dụng tại đất nước nầy”, Jacinda Ardern.

Trong khi đó, một phái bộ quốc tế do WHO hướng dẫn, sẽ đến Trung Quốc vào tuần lễ đầu tiên của tháng giêng, đề điều tra về nguồn gốc của coronavirus.

Một toán gồm từ 12 đến 15 chuyên gia, sẽ dành vài tuần lễ tại Vũ Hán, để xem xét các bằng chứng, bao gồm các mẫu vật của con người và con vật do các nhà sưu tầm Trung Quốc, cũng như các nghiên cứu tiên khởi của họ.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share