Làm thế nào kỹ thuật giúp cho thế giới đối phó với COVID-19?

Cardboard cutouts of people sit in the stands in Michigan Stadium

Cardboard cutouts of people sit in the stands in Michigan Stadium Source: AAP

Cứ 4 người nhiễm COVID-19 tại Michigan thì có một người phải vào phòng chăm sóc đặc biệt, các khoa học gia trên khắp thế giới hiện sử dụng nhiều kỹ thuật để đối phó với đại dịch. Trong khi đó, nhiều nước vội vã trong việc bảo đảm có được vắc xin, thì các con số nhiễm bệnh kỷ lục được ghi nhận trên toàn thế giới.


Trưởng ban y tế tại một trong các hệ thống y tế lớn nhất tại tiểu bang Michigan ở Hoa Kỳ cho biết, con số những người nhiễm mới coronavirus hiện gia tăng từ từ.

Bác sĩ Adnan Munkarah, phó giám đốc Hệ thống Y tế Henry Ford cho các ký giả biết hôm thứ tư, giờ địa phương.

“Con số người chết thật quá thương tâm và chúng ta đã thấy các con số vài trăm người, trong khi chỉ một cách chết do COVID-19 đã là một thảm kịch rồi".

'Thế nhưng hãy nghĩ đến sự kiện mất đi 2 ngàn người vì coronavirus, chỉ trong 24 giờ đồng hồ trên khắp nước”, Adnan Munkarah.

Được biết COVID-19 hiện bùng phát tại Michigan, khiến các bệnh viện gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển các bệnh nhân, hay điều động nhân viên từ những nơi khác đến.

Giới lãnh đạo tại các bệnh viện cùng những chuyên viên y tế công cộng, yêu cầu cư dân hãy mang khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội, giới hạn việc tụ tập và rửa tay, trong lúc cứ 4 bệnh nhân nhập viện thì có một người phải được chăm sóc đặc biệt ICU.

“Trong số các bệnh nhân phải vào bệnh viện, thì có đến 115 người vào phòng chăm sóc đặc biệt ICU".

"Điều nầy có nghĩa là cứ 4 bệnh nhân COVID-19 thì có 1 người cần được chăm sóc đặc biệt vào lúc nầy”, Adnan Munkarah.

Tại Hoa Kỳ, theo đại học John Hopkins đã có 12,7 triệu người nhiễm bệnh và số tử vong lên đến 261 ngàn người.

Tại Singapore, các nhà nghiên cứu gia tăng vai trò của khẩu trang xa thêm một bước nữa, bằng cách sử dụng chúng như một dụng cụ để theo dõi sức khoẻ và kiểm tra các dấu hiệu của COVID-19 của người mang khẩu trang.

Được biết các nhà khoa học đã phát triển một kỹ thuật có thể biến một khẩu trang thành một mặt nạ khôn ngoan, theo đó nó có thể theo dõi sức khoẻ của người mang, như nhịp tim hay thân nhiệt.

Các cảm biến giống như những viên chip gắn vào mặt nạ, có thể đo được nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim cuả người mang mặt nạ, vốn là những con số có liên quan đến COVID-19.

Giáo sư Lỗ Diên Giang thuộc cơ quan Khoa học, Kỹ thuật và Nghiên cứu thuộc Học Viện Nghiên cứu Vật chất, giải thích.

“Mặt nạ có gắn một dụng cụ với đèn LED, cho phép chiếu qua da và thấy được các mạch máu nhỏ hay mao quản".

"Vì vậy chẳng hạn như khi huyết áp cao, chúng ta có thể thấy được các mao quản nầy trương lên và việc thay đổi kích thước có thể được hệ thống LED đo đạc”, Lỗ Diên Giang.

Các khoa học gia đứng sau kỹ thuật nầy nói rằng, nếu các bệnh nhân sử dụng các khẩu trang thông minh nầy, thì nó sẽ giúp cho các y tá khỏi phải đi từng giường bệnh nầy sang giường khác, cũng như kéo theo các dụng cụ y khoa cồng kềnh để theo dõi tình trạng của bệnh nhân, giảm bớt việc tiếp xúc và cũng để bảo vệ cho các nhân viên chăm sóc y tế.

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận có gần 29 ngàn ca nhiễm mới trong 24 giờ qua.

Bộ Trưởng y tế là Fahrettin Koca tuyên bố hôm thứ tư ngày 25 tháng 11 rằng, lần đầu tiên kể từ tháng 7, thành phố Ankara có các trường hợp không có triệu chứng trong số các ca nhiễm.

Tổng số các trường hợp vượt quá mức cao nhất mà chính phủ ghi nhận, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Trước đó, ngày thứ ba 24 tháng 11 đã có 7300 ca nhiễm mới được ghi nhận.

Được biết Ankara chỉ báo cáo các trường hợp không có triệu chứng kể từ mùa hè, mà những người chỉ trích cho rằng đã làm sai lệch mức độ của vụ bùng phát dịch bệnh.

Các dữ kiện của Bộ Y Tế hôm thứ tư cho thấy, có 168 người chết vì COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch bệnh, nâng tổng số tử vong lên gần 13 ngàn người.

Trong khi đó tại Chí Lợi chỉ vài tháng trước, đây là nơi bùng phát dịch bệnh coronavirus mạnh mẽ nhất trên thế giới, thế nhưng các trường hợp COVID-19 dần dần giảm bớt và các viên chức bắt đầu thảo luận về các tin tức tốt đẹp.

Chí Lợi là một trong số các nước bị COVID-19 tấn công mạnh nhất trên thế giới hồi tháng 7, được xếp hạng chỉ sau Qatar về số ca nhiễm trên dân số.

Thế nhưng trong 2 tháng qua, các trường hợp nhiễm bệnh và số tử vong giảm bớt từ từ và quốc gia nầy giảm bớt cách hạn chế, với nhà hàng và quán rượu được mở cửa với số khách hạn chế, các nhân viên văn phòng trở lại làm việc và một số trường học mở cửa lại.

Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng quốc gia nầy là nơi khó có thể theo dõi những vụ nhiễm coronavirus và việc truy tầm, trong lúc các phong tỏa được giải tỏa.

Bác sĩ Juan Carlos ở Chí Lợi giải thích.

“Hệ thống truy tầm coronavirus ở Chí Lợi còn tệ hơn cả tại Anh nữa".

"Ở các thành phố như Santiago, người ta tìm thấy có đến 2 vụ tiếp xúc với người bệnh".

"Vì vậy ngày nay, chúng tôi kiểm soát được đại dịch, vốn đạt được dựa trên các nỗ lực cách ly và chúng tôi tìm cách cải thiện việc truy tầm. Do đó chúng tôi phải cố gắng cải thiện nó và đó là cách thức duy nhất để ngăn ngừa một đợt bùng phát mới”, Juan Carlos.
"Chúng ta cần phải trông đợi vào chính mình, chứ không phải vào người khác”, Margaritis Schinas.
Chí Lợi đã có hợp đồng mua 10 triệu liều vắc xin của Plizer và cũng mua 14,4 triệu liều từ AstraZeneca, 60 triệu trong 3 năm với Sinovac.

Cả hai loại vắc xin Sinovac và AstraZeneca hiện được thử nghiệm tại Chí Lợi và nước nầy cũng ký kết đến 7,6 triệu liều, qua kế hoạch phân phối vắc xin toàn cầu COVAX.

Tính đến thứ ba ngày 24 tháng 11, Bộ Y Tế Chí Lợi báo cáo có hơn 540 ngàn trường hợp nhiễm bệnh và hơn 15 ngàn người chết.

Trong khi đó, giới chức cao cấp Âu Châu trình ra một chiến thuật mới, theo đó Ủy viên Y tế Stella Kyriakides cho biết, sẽ làm dễ dàng hơn trong việc phát triển, chế tạo và phân phối dược phẫm cho khối gồm 27 quốc gia.

Điều nầy có nghĩa là, việc nầy để đối phó với sự thiếu hụt kinh niên các dược phẩm mà khối đã trải qua trong nhiều năm, cũng như trở nên trầm trọng hơn, kể từ khi đại dịch COVID-19 khởi phát.

Phó chủ tịch Ủy hội Âu Châu là ông Margaritis Schinas cho biết, đề nghị mới sẽ giúp gia tăng tính cạnh tranh và khả năng phát minh của khu vực dược phẫm Âu Châu, trong việc đối phó với nhu cầu của Âu Châu muốn xây dựng một ‘chiến lược tự trị’ của riêng mình.

"Các đề nghị nầy cho phép chúng ta gia tăng tính cạnh tranh và khả năng chế tạo của chúng ta, đó là lãnh vực dược phẫm của Âu Châu".

"Cuối cùng, đề nghị của chúng tôi nhắm vào các bài học then chốt đã học được qua trận đại dịch, vốn rất cần cho Âu Châu trong việc xây dựng một chiến lược tự chủ".

"Chúng ta cần phải trông đợi vào chính mình, chứ không phải vào người khác”, Margaritis Schinas.

Được biết kể từ khi đại dịch bắt đầu hồi năm 2019, trên toàn cầu đã có 60,2 triệu người nhiễm bệnh và 1,41 triệu người chết.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share