Kiều dân Úc thoát khỏi vùng lửa đạn trong khi Israel và Hezbollah gia tăng các cuộc giao tranh

People embrace as Australian nationals arrive on a repatriation flight at Sydney International Airport (AAP).jpg

Kiều dân Úc chạy trốn khỏi Lebanon, đã đáp xuống Sydney trên những chuyến bay di tản. Đã có 6 chuyến bay do chính phủ tổ chức đã mang các công dân Úc về đến nơi an toàn, trong lúc tình hình tại Lebanon ngày càng trở nên tệ hại hơn.


Tại phi trường Sydney, một sự chào đón nồng nhiệt dành cho những người trở về Úc sau khi di tản khỏi Lebanon, cùng như có sự nhẹ nhõm từ những người trên máy bay.

"Tôi chỉ muốn nói lời cảm ơn Úc, các bạn đã đưa chúng tôi trở về nhà an toàn".

"Chúng tôi rất đau lòng, chúng tôi rất mệt mỏi sau ba ngày không ngủ, nhưng ít nhất bây giờ tôi biết rằng con tôi đã an toàn”, một người Úc trở về từ Lebanon.

Tại Úc, hơn 1.200 người Úc và các thành viên gia đình trực hệ đã được chính phủ hỗ trợ để rời đi, với gần 4.000 người đã đăng ký muốn rời đi.

Cho đến nay, sáu chuyến bay của chính phủ Úc đã đưa mọi người đến nơi an toàn.

Bộ trưởng Dịch vụ Xã hội Amanda Rishworth đã nói với đài truyền hình số 9 rằng, tình hình an ninh ở Lebanon có thể ảnh hưởng đến các sự kiện hồi hương trong tương lai.

"Điều thực sự quan trọng là chúng ta phải tiếp tục làm việc này, nhưng chúng ta phải lưu tâm đến tình hình an ninh cùng với một số yếu tố khác".

"Vì vậy, thông điệp mạnh mẽ của tôi và thông điệp của Chính phủ là, mọi người hãy nắm bắt mọi cơ hội nếu họ muốn rời đi, để thoát ra”, Amanda Rishworth.
Được biết tình hình ở Lebanon đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể trong hai tuần qua, khi Israel tiếp tục ném bom để tìm kiếm các mục tiêu của Hezbollah, sau một năm bạo lực ở Gaza.

Hơn 2000 người đã thiệt mạng và 1,2 triệu người khác phải di dời ở Lebanon.

Trong số các cuộc không kích, có vụ đánh bom vào trụ sở tình báo của nhóm phiến quân ở Beirut mà Quân đội Israel cho biết, chỉ vài phút sau khi lệnh di tản được ban hành cho người dân.

Hoa Kỳ cho biết, họ tin rằng các hoạt động trên bộ của Israel ở Lebanon, cho đến nay vẫn còn hạn chế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller nói với các phóng viên rằng, Hoa Kỳ hy vọng Israel sẽ nhắm mục tiêu vào Hezbollah, theo cách tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và giảm thiểu thương vong cho dân thường.

"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tất cả các vụ việc".

"Chúng tôi đưa ra phán đoán khi bạn xem xét tổng thể mọi việc và tôi không có đánh giá nào để đưa ra về điều đó".

"Có những câu hỏi khác nhau về các cuộc tấn công riêng lẻ, đó là những loại sự việc mà chúng tôi thường xuyên xem xét”, Matthew Miller .

Trong khi đó Hezbollah vẫn tiếp tục phản công, tuyên bố rằng họ đã nhắm mục tiêu vào một căn cứ quân sự của Israel ở ngoại ô Tel Aviv, thủ đô của Israel.

Nhóm vũ trang này sau đó cho biết, họ cũng nhắm mục tiêu vào các khu vực phía bắc Haifa bằng tên lửa.

Quân đội Israel nói rằng, khoảng 190 quả đạn đã bay vào lãnh thổ Israel vào thứ Hai.

Khi xung đột tiếp diễn, các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp thế giới, tại các thành phố như New York, London và Sydney.

Người biểu tình người Mỹ gốc Lebanon này, Malek Ahmad cho biết, họ muốn thế giới biết tình hình trên thực địa ở Lebanon tồi tệ như thế nào.

"Tôi có rất nhiều gia đình ở Lebanon và tôi có rất nhiều người ở đó".

"Vì vậy, tôi ở đây để đại diện cho gia đình tôi và những thứ xung quanh đó, vì tôi biết họ đang trải qua rất nhiều thời điểm khó khăn ngay bây giờ và thật khó để họ vượt qua điều đó”, Malek Ahmad.

Cũng có những cuộc biểu tình ở Israel, trong bối cảnh áp lực liên tục đòi chính phủ Israel, phải đưa những con tin còn lại của Hamas từ Gaza về nhà.

Eli Albag là cha của một trong số hàng trăm người, tụ tập bên ngoài nhà của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

Ông là cha của một trong những con tin và nói rằng, cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo đảm việc thả họ.

“Một năm là cơn ác mộng".

"Bạn thức dậy vào buổi sáng, nếu bạn ngủ, sống và ngủ thiếp đi trong cõi chết".

"Mỗi ngày là cả một năm và tôi nói với Thủ tướng, họ sẽ không nhớ các hoạt động, họ sẽ không nhớ tất cả các mánh khóe, những gì họ sẽ nhớ mãi mãi là những con tin”, Eli Albag.
Tại Sydney, một buổi cầu nguyện đã được tổ chức để tưởng nhớ những thường dân Palestine và Lebanon thiệt mạng, do cuộc ném bom của Israel.

Không giống như một cuộc biểu tình di chuyển, một buổi cầu nguyện đứng yên tại chỗ không yêu cầu giấy phép để cảnh sát có mặt, cho phép những người tổ chức bỏ qua các thủ tục giấy tờ bắt buộc.

Người phát ngôn của Palestine Action Group, là Josh Lees đã nói với SBS News rằng, cộng đồng Palestine và Lebanon có quyền bình đẳng để tưởng nhớ những người đã khuất.

"Đối với chúng tôi, chúng tôi đang cố gắng tập trung vào thực tế, là đã có ít nhất 42.000 người Palestine bị giết ở Dải Gaza trong năm qua và đã có 2.000 người Lebanon bị giết chỉ trong vòng hai tuần".

"Đây không chỉ là sự kiện xảy ra cách đây một năm, mà là cuộc diệt chủng đang diễn ra ở Gaza”,Josh Lees .

Trong khi đó, một diễn giả khách mời từ Mỹ được cho là, đã gọi ngày 7 tháng 10 là ngày ăn mừng, tại một cuộc biểu tình ở Nhà thờ Hồi giáo Lakemba.

Người phát ngôn về các vấn đề đối ngoại của phe đối lập Simon Birmingham, đã gọi những phát biểu này là "thực sự ghê tởm", trong khi Bộ trưởng Nội vụ Tony Burke cho biết ông đang xem xét lại visa của người đàn ông nói trên.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở 

Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share