Hội đàm Paris ủng hộ giải pháp hai quốc gia Do Thái và Palestine

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault Source: AAP

Một cuộc họp quốc tế quan trọng, nhằm tìm cách khởi động hòa đàm tại Trung đông, đã kết thúc tại Pháp.


Thế nhưng cuộc họp giữa các đại diện của 70 quốc gia, đã thiếu vắng hai nhân vật chính yếu, đó là hai phái đoàn Do thái và Palestine.

Thủ tướng Do thái, ông Benjamin Netanyahu mô tả cuộc họp là vô bổ và đề nghị, chính phủ Trump sẽ là người thay đổi cuộc diện trong vùng.


Đó là một nỗ lực quốc tế ,nhằm tái khởi động các cuộc thảo luận đã bị bế tắc từ lâu về giải pháp hai quốc gia, giữa Do thái và Palestine.

Vòng hòa đàm cuối cùng trực tiếp giữa hai nước, đã sụp đổ vào tháng 4 năm 2014.

Cuộc họp thượng đỉnh nói trên diễn ra, vào một thời điểm căng thẳng giữa Do thái và cộng đồng quốc tế, sau khi Liên hiệp quốc thông qua một nghị quyết hồi tháng rồi, lên án các hoạt động định cư của Do thái trên vùng đất chiếm đóng.

Tại Jerusalem, Thủ tướng Do thái, ông Benjamin Netanyahu cho biết, các cuộc hội đàm là chẳng mang lại ích lợi gì, ông cũng nói bóng gió về những thay đổi trong vùng.

"Cuộc họp diễn ra hôm nay tại Paris quả là rất vô bổ, do đó là việc phối hợp giữa Pháp và Palestine".

"Cuộc họp nhắm vào các điều kiện bó buộc Do thái là về cuộc xung đột, mà không đề cập đến quyền lợi quốc gia của chúng tôi".

"Nó cũng xa rời với ước vọng hoà bình, bởi vì nó chỉ làm cho lập trường của Palestine càng cứng rắn thêm và giúp họ né tránh việc thương thuyết trực tiếp, mà không có điều kiện tiên quyết".

"Tôi phải nói rằng, cuộc họp nầy là một trong những thất bại của thế giới trong quá khứ, ngày mai sẽ có những khác biệt và ngày mai cũng không xa lắm đâu", Thủ tướng Do thái, ông Benjamin Netanyahu nói.

Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Donald Trump hứa hẹn sẽ di chuyển Tòa Đại sứ Mỹ tại Do thái từ Tel Aviv đến Jerusalem, trong một bài diễn văn trước Ủy ban Công Vụ Mỹ Do thái.

"Chúng ta sẽ di chuyển Tòa Đại sứ Mỹ đến thủ đô vĩnh viễn của người Do thái, đó là Jerusalem".

Tình trạng của Jerusalem là một trong các vấn đề hết sức nhạy cảm, trong toàn bộ vụ xung đột.

Người Palestine xem khu đông Jerusalem là thủ đô trong tương lai của quốc gia họ, thế nhưng Do thái cho rằng toàn thể thành phố sẽ là thủ đô của Do thái.

Nhiều người lên tiếng quan ngại tại cuộc họp, nếu ông Trump hủy bỏ chính sách kéo dài hàng thập niên của Mỹ và di chuyển Tòa Đại sứ, với lo ngại chuyện nầy sẽ dấy lên một đợt gia tăng bạo động trong vùng.

"Vì vậy nếu có một số các hòa ước bao gồm tình trạng của Jerusalem, vốn là một vấn đề được cả hai nước thỏa thuận một cách khác biệt, thế nhưng nếu cứ hành động bất chấp dư luận, thì đó là một hình thức của sự khiêu khích", Ngoại trưởng Pháp Jean Marc Ayrault nói.


Tổng Thống Pháp, ông Francois Hollande cảnh cáo rằng giải pháp duy nhất giải quyết cuộc xung đột, là giải pháp hai quốc gia.

"Tôi nghĩ tất cả chúng ta sẽ đau khổ, nếu người dân thuộc thế giới Ả rập lên án giải pháp hai quốc gia và đó là thông điệp của chúng ta".

"Đây cũng là thông điệp mà chúng ta nêu lên vào lúc nầy, khi có một chính quyền mới tại Hoa Thịnh Đốn, 20 năm sau khi đã có thỏa ước Oslo".

"Mọi người cần biết những bài học đã học được từ trong lịch sử là gì, cần hiểu những gì đang gặp khó khăn và những gì không thể được cải thiện".

"Giải pháp nầy là duy nhất, có thể mang lại hoà bình và an ninh cho khu vực", Tổng Thống Pháp, ông Francois Hollande nói.

Cả Palestine và Do thái đều được mời đến nghe các kết luận của cuộc họp, thế nhưng lại không được tham dự trong cuộc họp thượng đỉnh.

Đại sứ Palestine tại Pháp, ông Salman Elherfi nói rằng trong khi các nhà lãnh đạo Do thái bác bỏ cuộc họp, điều quan trọng là cộng đồng quốc tế có lập trường rõ ràng, về nền hoà bình trong khu vực.

"Điều quan trọng là toàn thể thế giới có mặt tại đây và họ đang đề cập đến cốt lỏi của vấn đề, đó là những gì liên quan đến chúng ta, chứ không phải chỉ là chuyện về mặt hình thức".

"Chúng ta tin tưởng rằng, cộng đồng quốc tế không từ bỏ tiến trình hoà bình cho Trung đông, cũng như không bỏ rơi dân tộc Palestine", Đại sứ Palestine tại Pháp, ông Salman Elherfi nói.

Ngoại trưởng Pháp Jean Marc Ayrault nói rằng, kế hoạch của ông Donald Trump nhằm di chuyển Tòa Đại sứ Mỹ dường như sẽ không xảy ra, thế nhưng cũng tạo nên một sự thách thức.

"Các chính phủ Mỹ trước đây đã xem xét giải pháp đó và cuối cùng, không có vị Tổng thống nào giải quyết được cả".

"Khi tôi nói đó là một sự khiêu khích, là bởi vì nó là kết quả của một quyết định đơn phương và vấn đề tế nhị về Jerusalem, chỉ có thể giải quyết do kết quả của các vụ thương thuyết giữa các phe phái".

"Vì vậy nếu có một số các hòa ước bao gồm tình trạng của Jerusalem, vốn là một vấn đề được cả hai nước thỏa thuận một cách khác biệt, thế nhưng nếu cứ hành động bất chấp dư luận, thì đó là một hình thức của sự khiêu khích", Ngoại trưởng Pháp Jean Marc Ayrault nói.

Ngoại trưởng Mỹ, ông John Kerry có tham dự cuộc họp tại Paris, thế nhưng ông không đưa ra lời bình luận nào về kế hoạch của Tổng thống sắp nhậm chức Donald Trump.




Share