Kamalle Dabboussy trước đó đã không biết rằng con gái và cháu của mình bị giam giữ trong trại al-Hawl ở miền bắc Syria:
"Trong trường hợp con gái của tôi, đó là một trường hợp khá cụ thể và rõ ràng, nó đã bị ép buộc vào đó và điều này đã được Chính phủ Úc thừa nhận. Lần đầu tiên tôi biết tin con gái mình ở Syria là khi Chính phủ Úc gõ cửa nhà tôi và nói với tôi rằng "này, con gái của ông đang ở Syria và cô ấy đã bị cưỡng ép vào trong đó."
Ông Dabboussy, cùng với Tổ chức Cứu trợ Trẻ Em, đang kêu gọi Chính phủ can thiệp.
Ông nói mặc dù xung đột leo thang, vẫn có thể đưa được phụ nữ và trẻ em Úc ra khỏi trại một cách an toàn trong khi trại vẫn sẽ nằm dưới sự kiểm soát của người Kurd và cửa khẩu biên giới vẫn mở.
Tất cả bọn họ đều sợ, họ sợ trở lại chiến tranh một lần nữa, họ đang cầu xin trở về nhà ngay bây giờ. Và đây là lúc tất cả chúng tôi đều tuyệt vọng vì chúng tôi cũng muốn họ được sống.
"Chúng tôi đang cố gắng nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động khẩn cấp-có một cơ hội đang mở ra và chúng tôi tin tưởng cần phải bảo đảm chính phủ Úc thấy được điều đó vì thời gian đang ngắn dần."
Ông tin rằng cơ hội này sẽ có thể chỉ mở ra theo con số tính bằng ngày chứ không phải tuần.
Trong khi các chiến binh người Kurd đang hợp tác với các gia đình và quan chức chính phủ Úc để trả tự do cho công dân nước ngoài, không rõ chính phủ Syria sẽ đối xử với họ như thế nào.
Ông Dabboussy nói rằng các thành viên gia đình ông không phải là những người Úc duy nhất gặp rắc rối ở Syria:
"Chúng tôi đã tìm thấy thêm hai người Úc trong trại và họ rất sợ hãi ra khỏi đó. Đó là một người mẹ và một đứa trẻ. Đứa trẻ bị ốm khá nặng và chúng tôi đang cố gắng để có thêm một số thông tin về người mẹ và đứa trẻ đó qua đêm nay vì ở đó không có nhiều thông tin. Chúng tôi cũng nhận thức được thông qua các liên lạc lẻ tẻ rằng có một người mẹ và đứa trẻ khác lẽ ra đã phải đưa khỏi trại đó sớm hơn. Đứa trẻ đã trở bệnh ngày càng nghiêm trọng và ở tình trạng thập tử nhất sinh."
Một phụ nữ sống ở Melbourne, Sonya El-Abbas cũng có người thân trong trại al-Hawl.
Cô đi du lịch đến trại vào tháng 7, với quyết tâm tìm ra em gái và các cháu của mình
Cô có tổng cộng 11 người thân ở đó.
Khi cô xem các sự kiện diễn ra trên TV, cô nói với SBS News rằng cô sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra đối với em gái và những người khác trong gia đình mình.
"Em gái tôi khá đau khổ và sợ hãi. Họ sợ hãi cho cuộc sống của họ, cho cả những người phụ nữ và trẻ em trong trại . Tất cả bọn họ đều sợ, họ sợ trở lại chiến tranh một lần nữa, họ đang cầu xin trở về nhà ngay bây giờ. Và đây là lúc tất cả chúng tôi đều tuyệt vọng vì chúng tôi cũng muốn họ được sống.
Nhiều phụ nữ trong trại là những tín đồ cực đoan, nhưng mặc dù có mối liên hệ với I-S, ngày càng có nhiều lời kêu gọi đưa họ quay về Úc.
Mat Tinkler là Giám đốc điều hành của tổ chức Cứu trợ Trẻ Em Úc Châu. Ông tin rằng sẽ tốt hơn nếu họ quay về và đối mặt với công lý ở Úc hơn là bị bỏ lại ở Syria.
"Tốt hơn là Hệ thống Tư pháp Úc truy tố bất kỳ trường hợp nào tồn tại và bảo đảm sự an toàn và phù hợp cho những người này hơn là cho phép họ ở lại một nơi nguy hiểm như vùng Đông bắc Syria đang bị chiến tranh tàn phá."
"Hoa Kỳ trong tuần này đã đưa tám công dân của họ quay về nước từ Al-Hawl . Các quốc gia khác bao gồm Pháp, Đức và Thụy Điển-cũng vừa hành động để đưa một số công dân của họ hồi hương."
Úc cũng vừa đưa một số trẻ mồ côi quay về Úc. Các nhà phân tích cho biết việc phải bảo vệ cho lũ trẻ khi chúng vẫn ở cùng cha mẹ ở đó còn phức tạp hơn nhiều.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại