Đợt tiến công của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào lãnh thổ do người Kurd kiểm soát ở phía bắc Syria đã bước sang ngày thứ 2.
Ít nhất 24 người đã thiệt mạng-bao gồm 16 chiến binh người Kurd và tám thường dân-trong khi hàng chục người khác bị thương.
Ủy ban Cứu hộ Quốc tế cho biết 64.000 người ở Syria đã phải sơ tán kể từ khi chiến dịch bắt đầu.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan không đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào về cuộc tấn công quân sự
Ông nói rằng các lực lượng của ông đang cố gắng chiếm giữ khu vực này để tạo ra cái mà họ gọi là "vùng an toàn" nhằm tái định cưhàng triệu người tị nạn đã chạy trốn khỏi cuộc chiến kéo dài 8 năm.
Đồng thời thủ lãnh của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đe dọa những chỉ trích về hành động của ông với người tị nạn.
"Này Liên minh châu Âu, hãy bình tĩnh lại. Tôi nói lại lần nữa. Nếu quý vị cố gắng gọi hoạt động này là một cuộc xâm lược, rất đơn giản, chúng tôi sẽ mở cổng và gửi 3,6 triệu người tị nạn đến cho qúy vị."
Dân quân người Kurd đã bị đẩy vào tình thế phải tự vệ khỏi cuộc tấn công bằng đường bộ và đường hàng không của Thổ Nhĩ Kỳ.
Không có sự hỗ trợ của các đồng minh Hoa Kỳ, họ bị áp đảo về lực lượng.
Các hoạt động quân sự phải luôn tôn trọng hiến chương Liên Hợp Quốc và luật nhân đạo quốc tế và tôi đặc biệt lo lắng với những quan đại về nhân đạo đang tồn tại liên quan đến không chỉ khả năng thương vong mà cả sự di tản đang diễn ra.
Tổng thống Hòa Kỳ Donald Trump, người đã rút binh lính Mỹ ra khỏi khu vực trước khi cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra. Trump nói rằng Hoa Kỳ có ba lựa chọn về việc Mỹ có thể phản ứng như thế nào trước chiến dịch mùa xuân hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
“Chúng ta có 1 trong 3 lựa chọn: đưa hàng nghìn binh sỹ tới đó và chiến thắng về quân sự, đánh Thổ Nhĩ Kỳ về mặt tài chính và với các biện pháp trừng phạt, hoặc dàn xếp một thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ với người Kurd”, ông Trump tuyên bố trên Twitter.
Phát biểu với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc, ông Trump cho biết mình hy vọng sẽ chọn phương án thứ ba: làm trung gian hòa giải.
"Trong ba lựa chọn, tôi hy vọng đó sẽ là điều thứ ba. Hãy nhìn xem, chúng ta không có binh lính ở Syria. Chúng ta đã thắng. Chúng ta đã đánh bại ISIS một cách nặng nề và dứt khoát. Chuyện mang đến hàng ngàn binh lính vào và đánh bại bọn họ một lần nữa là chuyện cuối cùng tôi muốn làm. Chúng ta đã làm điều đó rồi."
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, đã kêu gọi giảm cuộc xung đột đang leo thang ở Syria.
"Các hoạt động quân sự phải luôn tôn trọng hiến chương Liên Hợp Quốc và luật nhân đạo quốc tế và tôi đặc biệt lo lắng với những quan đại về nhân đạo đang tồn tại liên quan đến không chỉ khả năng thương vong mà cả sự di tản đang diễn ra."
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng điều quan trọng là không gây bất ổn trong khu vực nữa.
"Tôi đã tuyên bố rằng tôi tin tưởng vào Thổ Nhĩ Kỳ để thể hiện sự kiềm chế và để bảo đảm rằng hành động của họ ở phía bắc Syria được cân đong đo đếm và tránh mang lại sự thống khổ cho con người. Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta cần phải tiếp tục sát cánh cùng nhau trong cuộc chiến chung chống lại một kẻ thù chung là ISIS."