Israel có chính phủ mới: giải pháp "2 thủ tướng" có khả thi?

Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu and rival Benny Gantz strike a power sharing deal.

Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu and rival Benny Gantz strike a power sharing deal. Source: AAP

Chính phủ thống nhất mới của Israel vừa chính thức tuyên thệ, chấm dứt thời kỳ bế tắc chính trị sau khi ba cuộc bầu cử diễn ra mà vẫn không đạt kết quả.


Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu sẽ tiếp tục là người lãnh đạo quốc gia sau khi Quốc hội phê chuẩn một chính phủ thống nhất mới.

Đây là một thỏa thuận chia sẻ quyền lực, có nghĩa là sau 18 tháng, ông Netanyahu sẽ phải trao lại quyền Thủ tướng cho đối thủ của mình là Bộ trưởng Quốc phòng Beny Gantz của đảng Israel Resillience.

Chính phủ mới đã chính thức tuyên thệ sau khi ba cuộc bầu cử diễn ra mà không đi đến hồi kết khiến cho chính trị Israel lâm vào cảnh tê liệt suốt 1.5 năm, và thêm 3 ngày bị trì hoãn vì xung đột chính trị.

Thỏa thuận thành lập một chính phủ thống nhất với thời hạn 3 năm đã được các nhà lập pháp tại Quốc hội gồm 120 ghế chính thức phê chuẩn với tỷ lệ 79 phiếu thuận và 49 phiếu chống.

Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gantz phát biểu, việc thành lập chính phủ nhằm tránh khỏi có thêm một cuộc bầu cử khác.

“Ít nhất là cho hiện tại Israel đã có một chính phủ sau một năm rưỡi. Nhưng cơ cấu hoạt động của chính phủ thì chưa có tiền lệ và sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách như ảnh hưởng của đại dịch Covid, sự sát nhập bờ Tây.”

Tuy nhiên, lãnh tụ đảng đối lập Yesh Atid, ông Yair Lapid nói ông hoài nghi về thỏa thuận này.

“Hãy nhìn vào cách chính phủ này thành lập. Không có niềm tin nào giữa các đảng phái. Mọi thứ đều phải thông qua luật sư và tranh tụng tại tòa, thay đổi những luật căn bản. Một chính phủ mà người này không hề tin một lời nào của người kia.”

Nhưng Thủ tướng đã cam kết sẽ dùng đàm phán chính trị để tiến hành sự sát nhập những vùng ở bờ Tây.

“Đã đến lúc áp dụng luật Israel và viết một chương rực rỡ trong lịch sử Chủ nghĩa Phục quốc Do thái. Bước tiến này sẽ không trì hoãn hòa bình, mà đem hòa bình đến gần hơn vì hòa bình phải được dựa trên sự thật.”

Đại sứ Palestine tại Úc Izzat Salah Abdulhadi cho rằng động thái này sẽ có thể là một điều trái pháp luật và vô đạo đức.

“Điều này sẽ hoàn toàn sẽ làm xói mòn tiến trình hợp pháp đối với giải pháp hai quốc gia, ngoài ra còn có tác động khủng khiếp đối với hòa bình và sự ổn định tại khu vực Trung Đông.”

Ông Salah nói thỏa thuận chính trị sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ giữa Israel và Palestine.

“Điều này sẽ tạo ra những phong trào và sự giận dữ của người Palestine, và sẽ đánh mất hi vọng về một hòa bình đạt được tại khu vực, và với xung đột Israel Palestine. Và họ cũng sẽ đánh mất hi vọng về giải pháp hai quốc gia. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ có một hệ thống apartheid, mà đó không phải là lợi ích tốt nhất cho tất cả đảng phái kể cả Israel và Palestine.”

Nhưng thách thức đầu tiên của ông Netanyahu là ông sẽ phải đối mặt là việc bị xét xử tội tham nhũng. Nếu Tòa tối cao can thiệp và ra phán quyết buộc ông Netanyahu phải bị tước quyền thủ tướng vì các tội nhận hối lộ, lừa đảo, và thiếu trách nhiệm thì Israel sẽ lại tổ chức bầu cử.

Buổi xét xử sẽ bắt đầu vào thứ Năm tuần này.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share