Khủng bố tại Indonesia: Trẻ con và gia đình cùng nổ bom tự sát

Officers stand guard outside the local police headquarters following the attack in Surabaya.

Officers stand guard outside the local police headquarters following the attack in Surabaya. Source: AAP

Nhà cầm quyền tại Indonesia hiện tìm cách phân tích tại sao hai gia đình quyết định đưa con trẻ của mình can dự vào các vụ nổ bom tự sát trong hai ngày qua.


Các chuyên gia chống khủng bố cho rằng đây chẳng phải là lần đầu tiên trẻ em được xử dụng trong các chiến thuật gây kinh ngạc mọi người và dường như cũng chẳng là chuyện cuối cùng nữa.

Sau một loạt các vụ nổ bom tự sát tại 3 nhà thờ tại thành phố Surabaya của Indonesia, một sự thực kinh hãi ngày càng rõ dần, đó là trẻ em có mặt trong số những tên khủng bố.

Người mẹ cùng 2 con gái tuổi 12 và 9, đã tự nổ tung tại một địa điểm, trong khi người cha cùng hai đứa con trai nhỏ nhắm vào hai mục tiêu khác.

Đây là một vụ khủng bố chết người đầu tiên thành công với một phụ nữ và hai con gái của bà, tại một quốc gia đa số theo Hồi Giáo.

Tổng Thống Indonesia Joko Widodo hết sức giận dữ.

"Hành động khủng bố nầy hết sức dã man và vượt ngoài sự hiểu biết của con người, khi gây nhiều thương vong cho nhiều người trong đó có cảnh sát và các trẻ em vô tội khác. trong đó những kẻ nổ bom đã dùng 2 đứa con mình khoảng 10 tuổi".

Ngày hôm sau, một gia đình khác gồm 5 người đi trên 2 chiếc xe gắn máy, đã tấn công vào một trụ sở cảnh sát cũng cùng trong thành phố và đã cho nổ bom tự sát.

Thế nhưng cô con gái của họ 8 tuổi lại sống sót, trong khi có 10 người khác bị thương.

Các gia đình trong hai vụ khủng bố trong 2 ngày liên tiếp, được biết đều quen biết nhau.

Giáo sư chuyên về các Vấn Đề Hồi Giáo toàn cầu thuộc đại học Deakin, là ông Greg Barton nói rằng, việc xử dụng con trẻ là tàn ác nhưng lại là một chiến thuật hữu hiệu.

"Ý tưởng nầy hiện gây nhiều giận dữ và chúng ta hết sực căm giận về những chuyện bọn khủng bố hết sức vô tâm, quá tàn ác khi xử dụng trẻ em và phụ nữ trong việc nổ bom tự sát".

Cảnh sát Indonesia hiện cố gắng để đối phó với vấn đề các chiến binh IS trở về nước, sau khi chiến đấu trong các cuộc xung đột ở hải ngoại, với con số mà giáo sư Barton ước lượng có thể lên đến 500 người.

Đồng giám đốc chương trình Nghiên cứu về Thảm hoạ và An ninh con người tại đại học RMIT là giáo sư Jeff Lewis phỏng đoán rằng sự gia tăng hoạt động tại Indoneisa là phản ảnh những sự kiện tại Trung Đông.
"Tôi không nghĩ chúng ta thực sự hiểu được, thế nhưng chỉ có thể phỏng đoán về mức độ dã man và tàn bạo, mà những người nầy có thể tiến hành mà thôi". Jeff Lewis
Ông cho biết các vụ tấn công nầy nên được xem là tiếng chuông báo động về chính sách an ninh toàn cầu.

"Liên quan đến chính sách và tiến trình an ninh, tôi nghĩ hiện chúng nay muốn xử dụng con trẻ vào chuyện khủng bố".

"Chỉ vì một số các em hay phụ nữ là những người trong gia đình, điều đó không có nghĩa là họ không bị lôi cuốn vào các hành động hết sức bạo lực", Jeff Lewis.

Còn với giáo sư Greg Barton thì các hành vi nổi bật như đã xảy ra tại Surabaya có thể gây nên những vụ bắt chước.

"Trong trường hợp gia đình và trẻ em bị dùng trong cách thức nầy, vừa hết sức tàn ác và kinh kinh hãi, thì không may một số thành phần dường như thấy hứng khởi trong việc bắt chước như vậy".

"Việc nầy lại càng gia tăng tính chất phức tạp cho giới chức an ninh và các nhân viên cộng đồng để đoán được mối đe dọa từ đâu, hầu biết cách đối phó lại", Greg Barton.

Các nhóm khủng bố như IS hay Boko Haram trước đây đã tẫy não trẻ em và những người trẻ để chấp nhận các ý tưởng cực đoan và tiến hành các vụ tấn công.

Nước Úc cũng có những vụ tương tự, trong đó có vụ bắn chết một kế toán viên làm việc cho cảnh sát của một bé trai 15 tuổi tại Parramatta hồi năm 2015.

Thế nhưng giáo sư Lewis nghĩ rẳng, những vụ tấn công mới nhất nầy có lẽ không tạo nên phản ứng thuận lợi trong công chúng Indonesia.

"Như tôi đã nói ngày càng có khuynh hướng gia tăng trong các nhóm nầy là hết sức cực đoan và cấp tiến, hoàn toàn không có tính cách tôn giáo và chắc chắn không phải là những kẻ sùng đạo như họ huênh hoang".

"Tôi nghĩ việc xữ dụng trẻ em và sự hiện diện của toàn thể gia đình trong một vụ khủng bố như vậy, ngay cả những người có chút cảm tình với chính nghĩa của họ, tôi nghĩ họ sẽ thấy không bằng lòng với cách thức như vậy, trong số những người bình thường tại Indonesia", Jeff Lewis.

Giáo sư Lewis cho biết, trong khi khủng bố là một vấn nạn toàn cầu, thì không ai có thể tiên đoán những gì kế tiếp xảy ra.

"Với những nhóm nầy thì mọi chuyện đều có thể xảy ra, nếu họ có thể làm chuyện khủng bố nầy với con cái họ, thì họ có khả năng tạo ra các đe dọa khác".

"Tôi không nghĩ chúng ta thực sự hiểu được, thế nhưng chỉ có thể phỏng đoán về mức độ dã man và tàn bạo, mà những người nầy có thể tiến hành mà thôi". Jeff Lewis.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share