Hiệp ước diễn ra vào ngày kết thúc cuộc họp thượng đỉnh trong 3 ngày tại Sydney.
Thủ tướng Malcolm Turnbull tái xác nhận cam kết của nước Úc là một đồng minh của khối Asean và nói rằng, khối nầy có thể tin tưởng ở người bạn Úc .
“Hôm nay gần một triệu người Úc có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á và hơn 700 ngàn người Úc nói một trong các ngôn ngữ của Asean tại nhà".
"Các quốc gia Asean là các láng diềng thân thiết nhất của chúng tôi và ngày càng là thành viên trong gia đình của chúng tôi. Chúng ta chia xẻ về mặt địa lý và các quyền lợi chung, có nghĩa là chúng ta cũng có cùng một tương lai".
"Cuộc họp thượng đỉnh đã giúp hình thành và hoạch định cho tương lai của chúng ta, ngày càng an ninh và ổn định, thêm giàu mạnh và có thêm các cơ hội nữa”, Malcolm Turnbull.
Các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp thượng đỉnh loan báo, một hiệp ước chia xẻ tin tức tình báo đối với các đe dọa về an ninh trên mạng, cũng như chia xẻ các nguồn tin của cảnh sát.
Ông Turnbull cho biết, hiệp ước được gọi là Tuyên Cáo Sydney sẽ rất quan trọng, trong việc bẻ gãy khả năng tấn công của khủng bố.
“Những gì có thể là một mẫu tin tức của cảnh sát hay cơ quan an ninh, lại có thể là một mảnh trong bức tranh phức tạp tại một nước khác, thế nên việc chia xẻ tin tức với nhau là điều quan trọng".
"Chúng ta đã có thể bẻ gãy những đe dọa hết sức nghiêm trọng đối với nền an ninh của Úc, do một mẫu tin từ hải ngoại”, Malcolm Turnbull.
Các nhà lãnh đạo Asean cũng tái nhấn mạnh đối với Trung quốc, về tầm quan trọng của tự do lưu thông hàng hải trong vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Được biết Trung quốc đã xây dựng và bồi đắp các đảo tân tạo, được xử dụng như các căn cứ quân sự trên hải lộ nhộn nhịp, vốn một số các thành viên khác của Asean đều tuyên bố chủ quyền.
Các nhà lãnh đạo nhấn mạnh trong một thông cáo chung, về tầm quan trọng của tình trạng phi quân sự hóa trong khu vực và nói rằng, có một nhu cầu muốn tránh những hành động có thể làm phức tạp tình hình.
Ông Turnbull cho biết, nước Úc hiện đẩy mạnh việc hình thành Bản Qui Tắc Ứng Xử gọi tắt là là COC có tính cách ràng buộc về mặt pháp lý, một vấn đề được Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh ủng hộ.
“Chuyện đó không đủ, chúng ta cần một qui tắc Ứng Xử COC, bởi vì bầu cử việc gì xảy ra ở Biển Đông sẽ không chỉ ảnh hưởng đến quốc gia lên tiếng khiếu nại, mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định và thịnh vượng của toàn vùng”.
Trong khi đó, chủ tịch Asean là Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói rằng, các nhà lãnh đạo hy vọng đạt được hiệp ước nhanh chóng, mặc dù một nghị quyết khẵng định vẫn chưa thực hiện.
“Các quốc gia Asean đều có quan hệ ngoại giao rộng rãi và cụ thể với Trung quốc. Đối với nhiều quốc gia Asean".
"Trung quốc thực sự là nước bạn hàng thương mại lớn nhất".
"Đây là một vấn đề mà chúng ta có thể quản lý, chúng ta có thể ngăn cản việc leo thang, thế nhưng không phải là chuyện có thể định hướng có thể giải quyết trong bất cứ thời hạn ngắn ngủi nào”, Lý Hiển Long.
Còn ông Turnbull nói rằng, các nhà lãnh đạo Asean cũng hứa hẹn chống lại chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch, qua việc hậu thuẩn cho thỏa ước mậu dịch Đối Tác Kinh tế Toàn Diện trong Vùng, gọi tắt là RCEP.
Việc nầy diễn ra sau khi Úc ký kết một thỏa ước mậu dịch khác, đó là Hiệp ước Mậu dịch Toàn diện và Toàn bộ Xuyên Thái bình Dương, tức CPTPP hồi đầu tháng nầy.
Ông Turnbull cho rằng một thỏa ước RCEP thành công, sẽ chứng kiến vùng Á châu Thái bình dương vẫn là cửa ngõ chính về mậu dịch quốc tế, trong nhiều năm sắp tới.
“Có nhiều sự ủng hộ cho việc nhanh chóng hoàn thành kế hoạch Đối Tác Kinh tế Toàn diện trong vùng hay RCEP, vốn bao gồm phân nửa dân số thế giới và chiếm 1 phần 3 nền mậu dịch toàn cầu".
"Nếu chúng ta có thể bảo đảm một hiệp ước tốt đẹp, nó sẽ hậu thuẩn cho hiệp định TPP-11 và Hiệp Định Ấn độ-Thái bình Dương tiếp tục sẽ là một đòn bẫy cho nền mậu dịch tự do và cởi mở”, Malcolm Turnbull.
Trong khi đó ông Turnbull cho biết, nhà lãnh đạo Myanmar là bà Aung san suu Chi, đã nhờ Úc và các nước Asean giúp đỡ, trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng người tỵ nạn Rohingya.
Bà nầy đã bị những chỉ trích quốc tế, về sự im lặng trước thảm cảnh của người Rohinyga tại tiểu bang Rakhine ở Mynamar, nơi có khoảng 700 ngàn người phải lánh nạn sang Bangladesh, theo sau vụ quân đội nước nầy tấn công vào làng mạc của họ.
Tuần qua ông Turnbull cho thấy, ý định muốn nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với nhà lãnh đạo Myanmar và ông cho biết, vấn đề đã được thảo luận rộng rãi trong cuộc họp thượng đỉnh.
“Chúng tôi thảo luận tình hình tại tiểu bang Rakhine trong thời gian khá lâu, bà tìm sự ủng hộ của Asean và các quốc gia khác nhằm giúp đỡ cho một quan điểm nhân đạo và xây dựng, mọi người đều mong muốn kết thúc những khổ đau kéo dài”.
Các kết quả khác của cuộc họp thượng đỉnh, là việc đầu tư 30 triệu đô la để hỗ trợ cho việc phát triển các học bỗng về “thành phố thông minh”, nhằm gia tăng việc giáo dục xuyên quốc gia và cổ xúy cho việc gìn giữ hòa bình cùng bình đẳng giới tính.
“Tôi rất hài lòng với kết quả cuộc họp thượng đỉnh nầy".
"Tôi nghĩ mục đích của cuộc họp là nhắm vào quyết tâm của chúng ta, giúp các nhân viên hoàn thành các dự án đặc biệt và cùng lúc, là việc trao đổi quan điểm ở cấp bậc cao nhất, cũng như xét lại vị trí của chúng ta trong mối quan hệ mà chúng ta đã đạt được”, Lý Hiển Long.
Thành phố thông minh là việc xử dụng kỹ thuật điện toán trong các khu vực đô thị, để đối phó với các vấn đề tại thành phố, như đường xá bị kẹt và cũng cải thiện cuộc sống nói chung tại một thành phố.
Được biết Singapore sẽ tổ chức cuộc họp thượng đỉnh Asean thứ 32 và cuộc họp thường niên của các nước thành viên Asean thứ 33 nửa năm một lần, vào cuối tháng 4 và cuối tháng 11 năm nay.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại