IMF cảnh báo kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại

the floor of the New York Stock Exchange

Tax cuts in the US have upgraded forecasts for world economic growth. (AAP) Source: AAP

Dự báo kinh tế của Úc thấp chưa từng thấy nhưng chính phủ Liên Đảng quả quyết ưu tiên là cân bằng bằng ngân sách chứ không phải chi tiêu thêm.


Kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, bà Gita Gopinath nói dự báo kinh tế thế giới vẫn bấp bênh.   

"Với sự chậm lại đồng bộ và hồi phục không chắc chắn, vói chỉ có 3 phần trăm tăng trưởng chúng ta không được phép có chính sách sai, và nhu cầu cấp bách cần phải kích thích sự tăng trưởng."

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Úc cao hơn Anh, Nhật và Đức, nhưng lại thua Hy Lạp, Tây Ban Nha, Mỹ và New Zealand.

Tuy nhiên Bộ trưởng Ngân khố Josh Frydenberg quả quyết kinh tế Úc sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước trong khối G7, ngoại trừ Mỹ.

"Chúng tôi sẽ bảo đảm kinh tế vững mạnh, ngân sách cân bằng bởi vì điều đó cần thiết cho sự bền bỉ của kinh tế Úc trong khi chúng ta đối mặt với những bất định của thế giới."

Nhưng thật ra Úc không có kinh tế như các nước trong khối 7 quốc hàng đầu, G7. Nếu so với 33 nước trong khối các nước phát triển OECD, thì Úc được xếp hạng 19. 

Phát ngôn nhân ngân khố của Lao Động, Jim Chalmers, nói dù cũng chịu tác động của kinh tế toàn cầu, nhưng các vấn đề của kinh tế Úc là chuyện trong nước.

"Khi ông Josh Frydenberg đổ lỗi cho các tác nhân bên ngoài cho việc xếp hạng của Úc bị sụt, nhưng phải nhớ rằng chúng ta sụt hạng rất nhiều so với các nền kinh tế tiên tiến."

Thủ lãnh đối lập Anthony Albanese kêu gọi chính phủ hãy nhanh chóng hành động và đưa ra những biện pháp kiên quyết để kích thíc sự tăng trưởng của kinh tế. 

"Trong cơ khủng hoảng tài chánh chúng ta có được lời khuyên từ Ken Henry mà tôi vẫn còn nhớ đó là: hành động nhanh, kiên quyết và chú tâm đến người dân. Nhưng chính phủ này chậm chạp, không kiên quyết, và không chú tâm đến ai khi lên kế hoạch cho kinh tế."

Thủ tướng Scott Morrison mỉa mai rằng đó không phải là chuyện của Lao Động.

"Thời điểm này không ai cần chính sách khủng hoảng của Lao Động hết cả. Chúng ta đều biết chính sách của Lao Động hỗn loạn thế nào."

Chính phủ nay nhìn nhận là dân chúng hầu hết giữ tiền thuế lấy lại được chứ không tiêu xài như chính phủ mong đợi. Phát ngôn nhân ngân khố của đối lập,

Jim Chalmers nói điều đó cho thấy chính phủ cần phải có thêm biện pháp để kích thích nền kinh tế.

"Điều đó bao gồm một trong những biện pháp ví dụ như gia tăng trợ cấp thất nghiệp, giảm thuế thêm nữa, đầu tư vào hạ tầng cơ sở nhiều hơn."

Nhưng Bộ trưởng Ngân Khố Josh Frydenberg, có suy nghĩ khác.  

"Có người tiêu tiền, có người không, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên cả, nhưng cuối cùng nếu bạn dùng tiền giảm thuế để trả nợ vay nhà thì cũng là giúp bạn bớt được tiền lời. Vấn đề là thời gian mà thôi để khi nào thì tiền sẽ được luân chuyển."

Share