Mỗi năm cứ 5 người Úc thì có một người trải qua các vấn đề tâm thần và người ta ước lượng có đến 45 phần trăm người dân Úc đã bị tâm thần vào một lúc nào đó trong đời.
Chuyên gia tâm lý và cũng là giáo sư tại đại học Macquarie, bà Maria Kangas nói rằng có hai chứng rối loạn thường gặp nhất về tâm thần có ảnh hưởng đến người dân Úc và mọi người trên thế giới, đó là trầm cảm và lo lắng.
“Các triệu chứng của trầm cảm là họ không cảm thấy thú vị trong các hoạt động mà trước đây thích thú để làm trong đó có các thú tiêu khiển, cũng như không còn tìm cách hòa mình với người khác, mặc dù trong năm có đại dịch COVID-19 mọi chuyện trở nên hơi khó khăn do các hạn chế".
"Rồi các triệu chứng còn là khó ngủ và khó tập trung, dễ giận dữ, hết sức bảo thủ trước những lời phê bình của người khác, cũng như dễ xúc động rơi lệ".
"Vì vậy có một loạt các triệu chứng và cũng không có nghĩa là quí vị có đủ các dấu hiệu như vậy”, Maria Kangas.
Bà cho rằng phản ứng thông thường như xa lánh hay thu mình lại, đều có thể xảy ra cả trong trường hợp trầm cảm lẫn lo âu.
“Với sự lo lắng thì có sự sợ hãi trong đó, đây là nỗi lo sợ về việc người ta sẽ nhìn mình ra sao".
"Đó cũng là nỗi lo về mặt xã hội, lo bị đánh giá thấp kém hay bị người khác chỉ trích, lo sợ những gì họ nghĩ về mình".
'Rồi còn chuyện lo âu nói chung, về những hiểm họa trong tương lai, mọi chuyện trở nên xấu đi với gia đình, trong công việc và cả thế giới, đó là nỗi lo lắng quá đáng".
"Nó lớn hơn những gì mà một con người bình thường hay quan ngại”, Maria Kangas.
Giáo sư Kangas cho biết nhiều người lo sự về COVID-19, thế nhưng điều đó không có nghĩa là họ có hoặc không một chứng rối loạn về tâm thần, việc nầy tùy thuộc vào họ đối phó với nạn sợ hãi nầy trong thời gian.
Với cả hai chứng trầm cảm lẫn âu lo, một người có thể dễ dàng cáu giận và có vấn đề trấn áp giận dữ, vốn có thể dẫn đến các vấn đề xa hơn.
“Chúng ta có thể cáu kỉnh, cả trầm cảm và lo lắng thì chúng ta có thể mắc chứng rối loạn kiểm soát, do mọi người giải quyết với vấn đề về quản lý cơn giận".
"Điều nầy sau đó dẫn đến các vấn đề trong mối quan hệ, cả trong gia đình, cá nhân, xã hội và nơi làm việc, sau đó là trong cộng đồng rộng lớn hơn".
"Điều đó trở thành vấn đề vì mọi người thấy mình đang gặp rắc rối lớn và nó có thể leo thang đến các vấn đề pháp lý cũng như đe dọa mất việc, làm nếu thực sự người đó tỏ ra quá hung hăng”, Maria Kangas.
Còn chứng rối loạn kiểm soát cảm xúc là một trường hợp, trong đó một người gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cảm xúc hay tính tình của mình.
Những việc nầy có thể gây nguy hại đến quyền của người khác, hay xung đột với các tiêu chuẩn xã hội hoặc luật pháp.
Giáo sư Kangas cho biết, rối loạn kiểm soát cảm xúc cũng có thể diễn ra dưới hình thức rối loạn về nghiện ngập, chẳng hạn như cờ bạc, uống rượu hay các đam mê khác.
Bà cho biết, thường khi những người sống gần với một người bị tâm thần, không nhận ra các dấu hiệu cảnh báo.
“Đó là sự tích lũy và đó là khi mọi người thực sự có thể bùng nổ và đôi khi người cộng tác hoặc thành viên gia đình, hay người thân có thể nghĩ điều đó đến từ đâu?".
"Không nhận ra rằng, người này đã không thể đối phó trong một thời gian khá lâu, đó là sự tích tụ căng thẳng".
"Vì vậy, nó không nằm ngoài các hy vọng mà đó là sự tích tụ của các yếu tố”, Maria Kangas.
Trong khi đó, ông Harry Minas là một chuyên gia tâm lý lâm sàng trong nhiều năm và cũng là người đứng đầu Ngành Sức khoẻ Tâm thần về Văn hóa và Trên Toàn cầu, tại đại học Melbourne.
Ông cho biết, nếu quí vị thấy những thay đổi ở một số người, thì không nên làm ngơ chuyện nầy.
“Những người quan tâm đến các thay đổi là người sống gần gũi với người nầy".
"Họ nên chú ý nhiều hơn, thế nhưng cũng sinh hoạt với người nầy và hỏi về những gì đang xảy ra".
"Điều cũng rất quan trọng là tạo ra một hoàn cảnh trong đó họ cảm thấy dễ chịu để nói về những chuyện xảy ra với họ và cảm thấy rằng, họ không bị phán xét vội vã hay chế nhạo hoặc trong một vài hình thức khác, họ có cảm tưởng như bị từ bỏ”, Harry Minas.
Giáo sư Minas cũng là cố vấn cho Liên bang về vấn đề Tỵ nạn và Người tầm trú trong nhiều năm qua.
Ông cho biết, nhiều người thuộc nguồn gốc cộng đồng đa văn hóa có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ đúng lúc, do thiếu hiểu biết về bệnh tâm thần cũng như những điều dị đoan về chuyện nầy.
“Ngay cả trong trường hợp rất rõ ràng rằng họ bị bệnh tâm thần, những người nầy có thể bị giữ lại trong nhà".
"Các gia đình có thể giảm bớt việc tiếp xúc của họ với cộng đồng, do họ cảm thấy xấu hỗ và có thể chống lại việc tìm sự trợ giúp chuyên môn cho người mắc bệnh tâm thần”, Harry Minas.
Vì những lý do khác nhau quí vị không muốn nói chuyện với bác sĩ gia đình G.P, thì có rất nhiều đường giây trợ giúp khác sẵn sàng như Beyond Blue chẳng hạn.
Cố vấn hàng đầu về mặt lâm sàng của tổ chức nầy là tiến sĩ Grant Blashki cho biết, mọi người có thể đặt câu hỏi trên mạng với Beyond Blue, để biết được liệu họ có cần giúp đỡ cho sức khoẻ tâm thần hay không.
Các câu hỏi có tên là K10, theo đó hỏi một người 10 câu hỏi và nhanh chóng cho biết về các triệu chứng.
"Thường khi nếu quí vị chỉ có kết quả nhẹ thôi, hay kết quả cho thấy ở mức độ trung bình, thì chúng ta luôn luôn khuyến khích họ chăm sóc sức khoẻ tâm thần của họ, đặc biệt trong mùa đại dịch COVID-19".
"Vì vậy hãy thường xuyên tập thể dục, chắc chắn giữ thói quen hoạt động trong nhà, ngủ đủ giấc và không uống rượu quá nhiều”, Grant Blashki.
Thế nhưng nếu quí vị nhận được một kết quả trung bình, quí vị nên gọi đường giây trợ giúp của Beyond Blue và trong trường hợp kết quả nặng hơn, thì quí vị nên gặp bác sĩ gia đình.
“Tại nhiều quốc gia, bác sĩ gia đình GP không phải là người mà quí vị thường nghĩ là một điểm tựa để tiếp xúc để hỏi về các vấn đề tâm thần".
"Có nhiều nền văn hóa nghĩ rằng GP hoàn toàn quan trọng trong số chuyên gia y tế về tâm thần".
"Thực ra họ có thể đảm nhận một chương trình gọi là kế hoạch tâm thần của bác sĩ gia đình, có nghĩa là quí vị được tài trợ của Medicare để gặp một chuyên viên tâm lý”, Grant Blashki.
Trong khi đó, tổ chức có tên là Embrace Multiticultural Mental Health tập trung vào sức khỏe tâm thần và phòng chống tự tử trong các cộng đồng đa văn hóa và ngôn ngữ ở Úc.
Bà Ruth Das, quản lý dự án Embrace tại Mental Health, cho biết dự án cung cấp một nền tảng quốc gia cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần của Úc và các cộng đồng đa văn hóa, để tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ, theo cách phù hợp với văn hóa.
“Trên trang mạng, chúng ta có có các thông tin bằng nhiều ngôn ngữ, về các vấn đề sức khoẻ tâm thần, nhờ các thông tin nầy họ có thể tìm sự trợ giúp nào đó".
Mỗi năm cứ 5 người Úc thì có một người trải qua các vấn đề tâm thần và người ta ước lượng có đến 45 phần trăm người dân Úc đã bị tâm thần vào một lúc nào đó trong đời.
Chuyên gia tâm lý và cũng là giáo sư tại đại học Macquarie, bà Maria Kangas nói rằng có hai chứng rối loạn thường gặp nhất về tâm thần có ảnh hưởng đến người dân Úc và mọi người trên thế giới, đó là trầm cảm và lo lắng.
“Các triệu chứng của trầm cảm là họ không cảm thấy thú vị trong các hoạt động mà trước đây thích thú để làm trong đó có các thú tiêu khiển, cũng như không còn tìm cách hòa mình với người khác, mặc dù trong năm có đại dịch COVID-19 mọi chuyện trở nên hơi khó khăn do các hạn chế".
"Rồi các triệu chứng còn là khó ngủ và khó tập trung, dễ giận dữ, hết sức bảo thủ trước những lời phê bình của người khác, cũng như dễ xúc động rơi lệ".
"Vì vậy có một loạt các triệu chứng và cũng không có nghĩa là quí vị có đủ các dấu hiệu như vậy”, Maria Kangas.
Bà cho rằng phản ứng thông thường như xa lánh hay thu mình lại, đều có thể xảy ra cả trong trường hợp trầm cảm lẫn lo âu.
“Với sự lo lắng thì có sự sợ hãi trong đó, đây là nỗi lo sợ về việc người ta sẽ nhìn mình ra sao".
"Đó cũng là nỗi lo về mặt xã hội, lo bị đánh giá thấp kém hay bị người khác chỉ trích, lo sợ những gì họ nghĩ về mình".
'Rồi còn chuyện lo âu nói chung, về những hiểm họa trong tương lai, mọi chuyện trở nên xấu đi với gia đình, trong công việc và cả thế giới, đó là nỗi lo lắng quá đáng".
"Nó lớn hơn những gì mà một con người bình thường hay quan ngại”, Maria Kangas.
Giáo sư Kangas cho biết nhiều người lo sự về COVID-19, thế nhưng điều đó không có nghĩa là họ có hoặc không một chứng rối loạn về tâm thần, việc nầy tùy thuộc vào họ đối phó với nạn sợ hãi nầy trong thời gian.
Với cả hai chứng trầm cảm lẫn âu lo, một người có thể dễ dàng cáu giận và có vấn đề trấn áp giận dữ, vốn có thể dẫn đến các vấn đề xa hơn.
“Chúng ta có thể cáu kỉnh, cả trầm cảm và lo lắng thì chúng ta có thể mắc chứng rối loạn kiểm soát, do mọi người giải quyết với vấn đề về quản lý cơn giận".
"Điều nầy sau đó dẫn đến các vấn đề trong mối quan hệ, cả trong gia đình, cá nhân, xã hội và nơi làm việc, sau đó là trong cộng đồng rộng lớn hơn".
"Điều đó trở thành vấn đề vì mọi người thấy mình đang gặp rắc rối lớn và nó có thể leo thang đến các vấn đề pháp lý cũng như đe dọa mất việc, làm nếu thực sự người đó tỏ ra quá hung hăng”, Maria Kangas.
Còn chứng rối loạn kiểm soát cảm xúc là một trường hợp, trong đó một người gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cảm xúc hay tính tình của mình.
Những việc nầy có thể gây nguy hại đến quyền của người khác, hay xung đột với các tiêu chuẩn xã hội hoặc luật pháp.
Giáo sư Kangas cho biết, rối loạn kiểm soát cảm xúc cũng có thể diễn ra dưới hình thức rối loạn về nghiện ngập, chẳng hạn như cờ bạc, uống rượu hay các đam mê khác.
Bà cho biết, thường khi những người sống gần với một người bị tâm thần, không nhận ra các dấu hiệu cảnh báo.
“Đó là sự tích lũy và đó là khi mọi người thực sự có thể bùng nổ và đôi khi người cộng tác hoặc thành viên gia đình, hay người thân có thể nghĩ điều đó đến từ đâu?".
"Không nhận ra rằng, người này đã không thể đối phó trong một thời gian khá lâu, đó là sự tích tụ căng thẳng".
"Vì vậy, nó không nằm ngoài các hy vọng mà đó là sự tích tụ của các yếu tố”, Maria Kangas.
"Chúng ta cũng có các video của những người có các kinh nghiệm sống động, nói về câu chuyện của mình về bệnh tâm thần và những điều tương tự đối với họ”, Ruth Das.
Trong khi đó, ông Harry Minas là một chuyên gia tâm lý lâm sàng trong nhiều năm và cũng là người đứng đầu Ngành Sức khoẻ Tâm thần về Văn hóa và Trên Toàn cầu, tại đại học Melbourne.
Ông cho biết, nếu quí vị thấy những thay đổi ở một số người, thì không nên làm ngơ chuyện nầy.
“Những người quan tâm đến các thay đổi là người sống gần gũi với người nầy".
"Họ nên chú ý nhiều hơn, thế nhưng cũng sinh hoạt với người nầy và hỏi về những gì đang xảy ra".
"Điều cũng rất quan trọng là tạo ra một hoàn cảnh trong đó họ cảm thấy dễ chịu để nói về những chuyện xảy ra với họ và cảm thấy rằng, họ không bị phán xét vội vã hay chế nhạo hoặc trong một vài hình thức khác, họ có cảm tưởng như bị từ bỏ”, Harry Minas.
Giáo sư Minas cũng là cố vấn cho Liên bang về vấn đề Tỵ nạn và Người tầm trú trong nhiều năm qua.
Ông cho biết, nhiều người thuộc nguồn gốc cộng đồng đa văn hóa có thể không tìm kiếm sự giúp đỡ đúng lúc, do thiếu hiểu biết về bệnh tâm thần cũng như những điều dị đoan về chuyện nầy.
“Ngay cả trong trường hợp rất rõ ràng rằng họ bị bệnh tâm thần, những người nầy có thể bị giữ lại trong nhà".
"Các gia đình có thể giảm bớt việc tiếp xúc của họ với cộng đồng, do họ cảm thấy xấu hỗ và có thể chống lại việc tìm sự trợ giúp chuyên môn cho người mắc bệnh tâm thần”, Harry Minas.
Vì những lý do khác nhau quí vị không muốn nói chuyện với bác sĩ gia đình G.P, thì có rất nhiều đường giây trợ giúp khác sẵn sàng như Beyond Blue chẳng hạn.
Cố vấn hàng đầu về mặt lâm sàng của tổ chức nầy là tiến sĩ Grant Blashki cho biết, mọi người có thể đặt câu hỏi trên mạng với Beyond Blue, để biết được liệu họ có cần giúp đỡ cho sức khoẻ tâm thần hay không.
Các câu hỏi có tên là K10, theo đó hỏi một người 10 câu hỏi và nhanh chóng cho biết về các triệu chứng.
"Thường khi nếu quí vị chỉ có kết quả nhẹ thôi, hay kết quả cho thấy ở mức độ trung bình, thì chúng ta luôn luôn khuyến khích họ chăm sóc sức khoẻ tâm thần của họ, đặc biệt trong mùa đại dịch COVID-19".
"Vì vậy hãy thường xuyên tập thể dục, chắc chắn giữ thói quen hoạt động trong nhà, ngủ đủ giấc và không uống rượu quá nhiều”, Grant Blashki.
Thế nhưng nếu quí vị nhận được một kết quả trung bình, quí vị nên gọi đường giây trợ giúp của Beyond Blue và trong trường hợp kết quả nặng hơn, thì quí vị nên gặp bác sĩ gia đình.
“Tại nhiều quốc gia, bác sĩ gia đình GP không phải là người mà quí vị thường nghĩ là một điểm tựa để tiếp xúc để hỏi về các vấn đề tâm thần".
"Có nhiều nền văn hóa nghĩ rằng GP hoàn toàn quan trọng trong số chuyên gia y tế về tâm thần".
"Thực ra họ có thể đảm nhận một chương trình gọi là kế hoạch tâm thần của bác sĩ gia đình, có nghĩa là quí vị được tài trợ của Medicare để gặp một chuyên viên tâm lý”, Grant Blashki.
Trong khi đó, tổ chức có tên là Embrace Multiticultural Mental Health tập trung vào sức khỏe tâm thần và phòng chống tự tử trong các cộng đồng đa văn hóa và ngôn ngữ ở Úc.
Bà Ruth Das, quản lý dự án Embrace tại Mental Health, cho biết dự án cung cấp một nền tảng quốc gia cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần của Úc và các cộng đồng đa văn hóa, để tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ, theo cách phù hợp với văn hóa.
“Trên trang mạng, chúng ta có có các thông tin bằng nhiều ngôn ngữ, về các vấn đề sức khoẻ tâm thần, nhờ các thông tin nầy họ có thể tìm sự trợ giúp nào đó".
"Chúng ta cũng có các video của những người có các kinh nghiệm sống động, nói về câu chuyện của mình về bệnh tâm thần và những điều tương tự đối với họ”, Ruth Das.
Quí thính giả muốn tìm sự trợ giúp về sức khoẻ tâm thần, có thể liên lạc đường giây Lifeline ở số 13 11 14 hay Beyond Blue ở số 1300 224 636.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại