Hướng dẫn định cư: Làm thế nào đại dịch COVID-19 khiến chúng ta thay đổi cách thức thương tiếc người đã khuất?

Tea light candles

Tea light candles Source: Getty Images

Việc thương tiếc người thân qua đời giữa thời buổi đại dịch phần làm nào nhẹ đi ý nghĩa của sự mất mát, khi chúng ta không thể tiễn đưa người thân đến nơi an nghỉ cuối cùng theo một cách thức thích hợp. Thế nhưng mọi người cũng có thể biến nỗi đau thương của họ với đầy đủ ý nghĩa trong giới hạn của đại dịch COVID-19, đó là những cách nào?.


Ngõ lời vĩnh biệt với một người thân yêu chưa bao giờ quá khó khăn, theo bà Sarah Godfrey, một tâm lý gia lâm sàng và là chủ tịch của đường giây điện thoại có tên là Griefline.

"Mọi người cảm thấy mất mát và làm thế nào để chúng ta bày tỏ những tình cảm nầy?".

"Làm thế nào để chúng ta có thể an ủi lẫn nhau, gia đình rồi bạn bè qua thời khắc đau thương, trong khi bình thường chúng ta thường làm rồi hiểu biết cách thức cũng như được dạy bảo những gì phải làm, thế nhưng mọi chuyện đều ngưng lại”, Sarah Godfrey.

Griefline hiện trải qua một đợt các cú gọi điện thoại vào từ các cá nhân đau khổ, khi họ tìm cách mang lại ý nghĩa cho sự mất mát, cùng rất nhiều hạn chế do COVID-19 trên khắp nước Úc.

“Thực sự là rất đơn độc, chẳng có sự ấm áp và đồng cảm mà chúng ta cần đến, khi đối diện nỗi đai và mất mát một cách bất ngờ".

'Chúng ta được yêu cầu thương tiếc trong cách thức hết sức khác biệt, mà chúng ta cảm thấy như xa lạ trong nhiều tình huống, dường như chẳng cảm thấy tôn trọng với người quá vãng”, Sarah Godfrey.

Trong khi đó, InvoCare điều hành các dịch vụ tang lễ trên khắp nước Úc, ở New Zealand và tại Singapore.

Giám đốc về tang lễ tại Úc là bà Lynne Galluci cho biết, việc ngăn cấm tại biên giới tiểu bang có nghĩa là, các thành viên thân thuộc nhất của gia đình đôi khi không thể thực hiện tang lễ.

Điều nầy có nghĩa là nhà quàng cần tạo ra một khung cảnh cho những người thương tiếc có thể đến cùng nhau theo những cách thức khác nhau.

“Đôi khi nhà quàng tạo nên một nơi để nhận phân ưu bằng những vòng hoa, mà chúng ta thấy có một gia đình gốc Á Châu tại Melbourne".

"Họ yêu cầu mọi người gởi đến một hoa hồng màu vàng, đính kèm tên người gởi".

"Khi tôi nhìn vào nhà nguyện nhỏ, có khoảng từ 80 đến 100 chỗ ngồi mà thường khi mọi người ngồi đầy ở đó".

"Thế nhưng nay chỉ có 10 người trong gia đình có thể tham dự và thấy được rất nhiều hoa hồng vàng, đại diện cho mọi người trong cộng đồng, nghĩ đến người đã mất”, Lynne Galluci.

Đối với những người cuối cùng có thể băng qua biên giới, thì những hạn chế đi lại bị kéo dài do các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, thường làm cho nỗi đau khổ của họ càng thêm sâu sắc hơn cùng với sự thương tiếc.

"Khó khăn nhất cho các gia đình trong tình thế nầy, khi họ không thể thấy được người thân yêu trong một thời gian dài và có lẽ họ cũng chẳng thể đi xuyên tiểu bang, hoặc do đang ở trong tình trạng phong tỏa trong một nhà dưỡng lão".

"Không may, lần đầu tiên họ gặp được người thân là thấy được cảnh tượng tại nhà quàng, hay tại tang lễ và chuyện đó thật khó khăn cho nhiều gia đình”, Lynne Galluci.

Bà Godfrey nói rằng, trong khi quí vị không thể kiểm soát được việc hạn chế hay biên giới đóng cửa, thay vào đó quí vị có thể chú tâm vào những gì quí vị có thể kiểm soát được, khi người thân qua đời hay khi quí vị không thể thân hành đến dự tang lễ.

“Vì vậy thay vì nhắm vào các hạn chế đặt ra, đó là lúc thực sự nghĩ những gì trong tầm kiểm soát của mình".

"Tôi có thể làm được những gì và bao nhiêu? Tôi có thể đến gần như thế nào và việc nầy có ý nghĩa gì?".

"Đó có phải là việc tôi ngồi cạnh giường, hay tôi có thể hỏi một ai đó mang cái IPad vào, rồi tôi chỉ ngồi đó với họ nhìn vào màn ảnh nhỏ mà thôi”, Sarah Godfiey.

Các hình thức văn hóa được gìn giữ từ lâu, cũng phải điều chỉnh theo với các hạn chế COVID-19, tại các tiểu bang và lãnh thổ khác nhau.

Tiến sĩ Bianca Brijnath, một nhà nhân chủng học và cũng là giám đốc của lão khoa tại Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lão Hóa cho biết, điều nầy đặc biệt gây đau buồn thêm cho các gia đình thuộc nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác biệt, do tang lễ thường là một lễ lạc quan trọng.

“Đó là một cơ hội cho các cộng đồng gần gũi nhau, các gia đình đến với nhau để hỗ trợ cho nhau qua việc tưởng nhớ người đã khuất, cũng như tạo ra một ý nghĩa về bản sắc về văn hóa về người quá cố”, Bianca Brijnath.

Bà Galluci cho biết, các tang lễ đã phải giảm bớt về số người tham dự, đôi khi phải chia thành nhiều nhóm nhỏ để có thể nhìn mặt người mất lần cuối.

Nghi lễ thắp hương là rất đáng kể về mặt văn hóa và tôn giáo đặc biệt là Phật Giáo và Lão Giáo ở Á Châu, các gia đình đã phải đổi thành việc lái xe tại Victoria.

“Tại Melbourne, họ tạo nên một lối có thể lái xe vào qua các lư hương và chuyện đó rất tuyệt vời, bởi vì mọi người có thể lái xe đi qua dễ dàng".

"Họ có thể thắp hương và sau đó lái xe đi".

"Chuyện đó có nghĩa là, chúng ta có thể điều hành dòng xe cộ và khi gia đình đi ra khỏi nhà nguyện nhỏ, họ có thể thấy được các nén hương được thắp lên và những người khác nghĩ đến họ như thế nào trong thời gian đó”, Lynne Galluci.

Với những hạn chế về việc tụ tập riêng lẻ, bà Galluci cho biết một gia đình gốc hải đảo Thái Bình Dương tại Queensland, đã tìm ra cách thức mới cho cộng đồng, để ít nhất họ có thể dùng bữa cùng nhau sau tang lễ.

“Họ mang một xe chở thực phẩm đến và đậu tại một nơi, rồi gia đình tổ chức khoản đãi các khách đến với những hộp đựng thức ăn mang đi, thay vì bữa tiệc bình thường diễn ra".

"Mọi người có thức ăn giống nhau và cảm thấy họ là một phần của bữa tiệc”, Lynne Galluci.

Tiến sĩ Brijnath nhận xét rằng, các gia đình tại các nước khác nhau, đã dựa vào trang mạng xã hội để có thể bày tỏ lòng thương tiếc, trong lúc có các hạn chế đi lại.

“Nhiều cộng đồng di dân và có nguồn gốc và văn hóa khác biệt, là một phần của các gia đình thuộc nhiều quốc gia khác nhau".

"Nhiều người chứng kiến sự thương tiếc từ xa, khi họ có các thân nhân cao tuổi, hay chính họ là những bậc cao niên".

"Có cuộc khủng hoảng về y tế qua các biên giới trong quá khứ, quí vị có thể phải bỏ lại tất cả và ra đi với gia đình đặc biệt, hay bạn bè để hỗ trợ cho họ".

"Chuyện đó nay không còn nữa, vì chắc chắn là thực hiện rất khó khăn”, Bianca Brijnath.
"Cũng có các ý tưởng đẹp, như rải hoa, gởi thiệp đến hộp thư, hay mang hộp đựng thức ăn đến tại cổng, rồi rung chuông để họ biết có quà mang đến cho họ”, Sarah Godfrey.
Còn bà Galluci cho biết, trong khi việc live streaming không phải là điều mới mẻ trong các tang lễ, thì nó lại trở thành sự kiện tương tác nhiều hơn trong thế giới COVID-19.

“Chúng tôi có những người từ các nước khác nhau, vì vậy sự tương tác qua lievstreaming nầy, giống như là một cuộc họp qua mạng".

"Mọi người không có các cơ hội đồng đều, để có thể cư ngụ gần gũi nhau, vì vậy việc sử dụng kỷ năng về kỹ thuật số có thể là Facebook hay có thể là trực tiếp live streaming, cùng các trang mạng xã hội khác, để họ có thể tham gia chứ không chỉ ngồi xem".

"Họ cũng có thể gởi lời phân ưu, hay tham gia như một phần của tang lễ chính thức”, Lynne Galluci.

Bà Godfrey hy vọng rằng, kết nối kỹ thuật số bị phân mảnh và mất kết nối vật lý giữa con người với nhau, nơi mọi người quen đau buồn và an ủi lẫn nhau, sẽ trì hoãn phản ứng với sự đau buồn cho tang quyến, người mà bản thân họ đang phải đối mặt với các yếu tố căng thẳng khác, liên quan đến coronavirus.

“Nếu quí vị trải qua những mất mát trong năm 2020, có lẽ hậu quả của việc nầy không thực sự diễn ra ngay, cho đến khi quí vị trở lại cộng đồng cùng với bạn bè và gia đình, lúc đó những đau thương sẽ thực sự bắt đầu”, Sarah Godfrey.

Nếu quí vị đau buồn thương tiếc một mình, bà Godfrey đề nghị là quí vị vẫn có thể cùng liên lạc với người thân đã mất trong lãnh vực tinh thần, nếu quí vị không thể thu thập mọi vật kỷ niệm trong một hộp chứa đầy những kỷ niệm với người thân thiết

“Khi mất họ và quí vị không thể đến với họ trong tang lễ vào lúc nầy, quí vị có thể đến với hộp kỷ niệm gồm hình ảnh cùng kỷ vật và ngồi với người thân".

"Việc nầy sẽ tạo những tình cảm ở quí vị qua những đau thương, khi chúng ta chấp nhận là những người ra đi sẽ không trở lại".

"Họ không còn hiện diện với chúng ta về mặt thể xác, thế nhưng chúng ta vẫn còn tưởng nhớ mạnh mẽ những gì cùng chia sẻ, cùng những yêu thương về cuộc sống luôn nhắc nhở chúng ta về họ”, Sarah Godfrey.

Bà khuyến khích những người đau buồn thương tiếc, hãy tìm cách kiềm chế tình cảm của mình bằng cách tự thương cảm.

“Đây là khoảnh khắc hết sức kỳ lạ khi trải qua và không ai có thể cảm nhận giống nhau".

"Cách tốt nhất là quí vị tưởng nhớ và thương tiếc theo cách thức của mình, rồi tìm ra việc nầy có kết quả với mình không".

"Hãy tự cho phép mình thay đổi qui luật một chút, nếu quí vị biết rằng sẽ có lúc chuyện nầy sẽ ngưng lại, rồi quí vị sẽ gặp lại gia đình".

"Quí vị có thể theo các truyền thống và cử hành sự chào đời cũng như ra đi của một ai rất gần với quí vị, trong cách thức mà quí vị thường làm”, Sarah Godfrey.

Và nếu quí vị biết một ai mới mất người thân yêu, và khuyến khích quí vị hãy tiếp cận mà không cần lo lắng về việc nói sai, vì tang quyến đã rất buồn rồi.

“Hãy sáng tạo, hãy can đảm, đừng e thẹn bởi vì quí vị sẽ cảm thấy vụng về, hay chẳng biết nói gì cả".

"Nỗi cô đơn là chuyện thực khó khăn, khi quí vị đang tưởng nhớ một ai".

"Chuyện tệ hại nhất là vắng mặt trong cuộc sống của người nào đó, bởi vì quí vị cảm thấy mình chẳng biết thốt nên lời".

"Không ai đòi hỏi quí vị làm chuyện gì một cách đúng đắn, chỉ là việc liên lạc trong cách thức nào đó mà thôi".

"Cũng có các ý tưởng đẹp, như rải hoa, gởi thiệp đến hộp thư, hay mang hộp đựng thức ăn đến tại cổng, rồi rung chuông để họ biết có quà mang đến cho họ”, Sarah Godfrey.

Để được cố vấn miễn phí hay có lời khuyên để đương đầu với những mất mát, hãy gọi Griefline.

Hãy vào trang mạng www.griefline.org.au.

Quí vị có thể gọi cho Beyond Blue, để được hỗ trợ về mặt tình cảm ở số 1300 22 4636.

Nếu quí vị cần hỗ trợ về ngôn ngữ, hãy gọi cho Dịch vụ Thông Phiên Dịch ở số 13 14 50.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share