Như vậy trường học và các bậc cha mẹ dạy con cái về những giá trị căn bản nầy như thế nào?
Bà Helen Lewis cho biết. dạy dỗ con cái về giá trị của đồng đô la là chuyện có ưu tiên cao nhất, vì các công việc trong tương lai sẽ thay đổi rất nhiều.
“Tôi nghĩ con cái tôi sẽ hoạt động trong một tình trạng mà chúng có hơn là một công việc, hay làm việc theo kiểu khế ước".
"Tôi tin rằng mục tiêu là chúng sẽ quản lý tiền bạc một cách cẩn thận hơn, bởi vì hậu quả lên mọi thứ như tiền mua nhà trả góp chẳng hạn, rồi những gì xảy ra với hưu bổng của chúng nữa”, Helen Lewis.
Ba đứa con của bà kiếm được tiền túi hàng tuần, nhờ làm xong các công việc trong nhà.
“Vì vậy Lizzie được 6 đô vì cô bé mới được 6 tuổi, còn Stella được 8 đô do đã lên 8 và Con thì được 14 đô vì cậu bé nay được 14 tuổi".
"Rồi bọn chúng nếu muốn có thể làm thêm công việc nhà, để được hưởng thêm tiền nữa”, Helen Lewis.
Ba đứa sau đó chia số tiền kiếm được bỏ vào 3 cái lọ, một lọ dành cho từ thiện, một để dành và lọ chót để chi tiêu lặt vặt.
“Đầu tiên Lizzie chẳng biết làm gì với tiền bạc nầy cả, cho đến khi chúng tôi đến một cửa hiệu và cô ta tiêu xài số tiền để dành mua kem và khi về nhà mới nhận ra rằng chẳng còn lại chi cả".
"Cô nàng mới nói rằng tuần tới sẽ tích cực làm việc và sẽ có các quyết định khác nhau về sế tiền mà cô ta tiết kiệm được”, Helen Lewis.
Còn cậu con trai lớn của bà có một trương mục ngân hàng riêng.
“Cậu ta hiểu biết và có một thẻ ngân hàng với số tiền đó, thế nhưng không phải là một thẻ tín dụng, vì vậy nó không thể tiêu xài bằng cách ‘tap and go’ được".
"Nó thực sự rút tiền ra, nên nó thấy được đồng tiền và tôi thực sự thấy được sự hiệu quả của trương mục ngân hàng”, Helen Lewis.
Bà Helen tin rằng, các bậc cha mẹ nên có một vai trò trong việc nầy cùng với nhà trường.
“Tôi nghĩ có nhiều áp lực nên các thầy cô giáo, phải là những người biết hết mọi chuyện và điều nầy quả là hết sức không công bằng".
"Tôi nghĩ chính các bậc cha mẹ cần hiểu rằng, họ cần đóng một vai trò đặc biệt trong thế kỷ 21 nầy, trong việc phát triển các khả năng của con trẻ cùng với trường học”, Helen Lewis.
Còn bà Laura Higgins thuộc Ủy hội Đầu tư và Chứng khoán Úc châu hay ASIC nói rằng, sự hiểu biết về vấn đề tài chính tại trường học trên khắp nước Úc, được gắn chặt vào chương trình giảng dạy toàn quốc, cũng giống như môn toán hay các môn thương mại.
“Có những cơ hội hoc hỏi không chính thức, khi quí vị có thể dạy con trẻ chẳng hạn về sự hiểu biết về tài chính, hay việc gây quỹ".
"Có nhiều cơ hội trẻ em có thể mang một đồng vàng để hiến tặng và cũng có những học hỏi về chuyện đó".
"Trường học cũng thường khi lợi dụng cơ hội, để nói chuyện với học sinh về giá trị của tiền bạc, về các nhu cầu và mong ước, cũng như những gì chúng cần biết và cách giải quyết khó khăn, liên quan đến các quyết định về tiền bạc”, Laura Higgins.
“Tiền bỏ ống đã có từ các thế hệ ít nhất là 20 năm qua, con trẻ chúng ta ngày nay lớn lên trong một thế giới mà tiền bạc ngày càng được xử dụng theo cách thức điện tử, vì vậy điều quan trọng là chúng học được cách thức quen thuộc qua các app và những việc trả tiên trên mạng”, Mario Hasanakos.
Bà Katherine Woodburn là một nữ giáo chức tại trường Công giáo thuộc vùng Bãi biển phía bắc Sydney nói rằng, trường học của bà có một hệ thống ngân sách về văn phòng phẩm.
“Vào đầu niên học, các học sinh được cung cấp các giấy bút cùng văn phòng phẩm, một phần chi phí nầy tính với các bậc cha mẹ về các món mà chúng tôi cung cấp".
"Rồi mỗi đầu tam cá nguyệt có thể là 2 lần trong năm, học sinh được cha mẹ cho 10 đô, để thay thế cho một món đồ vật mà chúng làm mất hay đã xài hết”, Katherine Woodburn.
Bất cứ số tiền nào còn lại, học sinh có thể chi tiêu tại các quán bán thức ăn và giải khát ở trường.
Một học sinh có tên là Hugo Wood cho biết, rất yêu thích hệ thống như vậy.
“Chúng tôi học cách tạo lập một ngân sách và làm thế nào để nhận biết về giá trị của tiền bạc, bởi vì tại nhà các bạn chỉ nói với mẹ rằng, ‘mua cho con cây bút chì mới bởi vì con đã làm mất cây cũ rồi’.
"Thế nhưng tại trường, các bạn phải học cách bảo quản văn phòng phẩm của mình, bởi vì các bạn chỉ muốn chi tiền cho quán ăn ở trường mà thôi”, Hugo Wood.
Còn thầy giáo Julian Bolt cho rằng, học sinh của ông đã học được rất nhiều qua chương trình nói trên.
“Chúng thực sự vui lòng về việc làm chủ và trách nhiệm lớn hơn đối với ngân sách và tiền bạc của chúng, chúng tôi thấy các em nhận thấy có trách nhiệm lớn hơn về các vật dụng như văn phòng phẩm”.
Còn với giới giáo chức, bà Laura Higgins thuộc ASIC cung cấp các kiểu mẫu học hỏi chuyên nghiệp thêm nữa.
“Việc đó đã được ghi nhận và song hành cùng các căn bản mà các thầy cô giáo có thể tiếp cận trên mạng miễn phí".
"Đến nay chúng tôi có gần 40 ngàn giáo chức trên khắp nước Úc có thể truy cập các hình thức học hỏi và giáo dục chuyên nghiệp như vậy”, Laura Higgins.
Các kiểu mẫu nầy có thể tìm thấy trên trang mạng MoneySmart của ASIC.
Nhu cầu về các tài nguyên về vấn đề hiểu biết tài chính cũng dấy lên sự gia tăng của các nhà giáo dục tư nhân không thuộc chính phủ đề ra các chương trình riêng của họ, từ các ngân hàng cho đến các doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
Ông Mario Hasanakos đồng phát triển một app tên là Spriggy, vốn cho phép có thể gởi tiền túi cho con cái một cách điện tử.
“Các bậc cha mẹ có một ứng dụng app lưu động và họ có thể dùng chung với con cái của họ, khi cho thêm tiền vào các thẻ trả tiền trước của các con, họ cũng có thể theo dõi con cái chi tiêu vào những việc gì, họ có thể giúp chúng trong mục tiêu tiết kiệm và các công việc để hoàn tất hầu kiếm thêm được tiền”.
Còn các bậc cha mẹ có thể thấy được con cái họ tiêu tiền khi nào và như thế nào, họ cũng được thông báo khi con cái họ xài tiền.
“Tiền bỏ ống đã có từ các thế hệ ít nhất là 20 năm qua, con trẻ chúng ta ngày nay lớn lên trong một thế giới mà tiền bạc ngày càng được xử dụng theo cách thức điện tử, vì vậy điều quan trọng là chúng học được cách thức quen thuộc qua các app và những việc trả tiên trên mạng”, Mario Hasanakos.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại