Trong vài tuần qua, hàng ngàn ông bố bà mẹ ở Úc đã đưa con cái của họ đi mua sắm những món đồ văn phòng phẩm, để chuẩn bị ngày đầu tiên đến trường.
Đối với nhiều người, các buổi mua sắm văn phòng phẩm là chuyến đi mà cả gia đình đều mong chờ và thích thú.
Tài khoản ngân hàng của các ông bố bà mẹ sau đó thường vơi đi vài trăm đô la, nhưng để cho những đứa trẻ đến trường với những món dụng cụ học tập mới nhất và sành điệu nhất, đối với một số người, là một cảm giác tự hào.
Nhưng đối với con của những gia đình người tầm trú và những người xin tị nạn đang thuộc diện Bridging Visas E, nhiều em trong số đó sinh ra ở Úc, sẽ không có bút chì màu mới, không có hộp cơm trưa được trang trí hoạt hình sáng bóng và không có ba lô thời trang, vì cha mẹ của các em không thể cung cấp nhiều hơn thức ăn và nơi ở.
Một tổ chức từ thiện có trụ sở tại Sydney đã nhìn thấy nhu cầu này và đã hỗ trợ để giúp các gia đình này được an ủi hơn.
Mums For Refugees- Hội những bà mẹ tị nạn đã kêu gọi giúp đỡ các bà mẹ khác ở Sydney, vận động họ quyên góp cặp sách và đồ dùng học tập.
Sara Lubowitz là Chủ tịch của Hội những bà mẹ tị nạn, New South Wales.
Cô tự tin rằng cộng đồng này sẽ không ngần ngại giúp đỡ.
"Một trong những điều mà chúng tôi luôn nhận thấy là khi bạn nhờ các bà mẹ giúp đỡ những bà mẹ có con khác , có một mối liên kết không vô hình, xuyên ngôn ngữ xuyên tôn gia của những người mẹ ... Nếu bạn thấy một đứa trẻ bị ngã, bạn sẽ đỡ chúng lên, và đó là những gì chúng tôi kêu gọi các mẹ trong hội chung tay."
Cô Lubowitz nói rằng cộng đồng này thực sự quan tâm nhau, các gia đình giúp đỡ gia đình khác kém may mắn hơn.
"Rất nhiều bà mẹ đã tham gia, đã cùng con cái đến đây vào ngày nghỉ và con cái của họ cũng đã giúp đóng gói những chiếc túi này. Đây là một sự kiện cộng đồng, trong đó các bà mẹ đang giúp đỡ các bà mẹ khác và những người chăm sóc khác để bảo đảm rằng những đứa trẻ đó sẽ đi đến trường, cảm thấy tự hào và bình đẳng với những đứa trẻ khác ngay ngày đầu tiên."
Một trong những bà mẹ tị nạn là Dulce Munoz.
Bà giải thích đại dịch COVID-19 khiến nhiều gia đình Bridging Visa E gặp khó khăn đặc biệt vì họ không được hưởng các quyền lợi của chính phủ.
Bà cho biết tổ chức từ thiện đã kêu gọi 40 chiếc cặp học sinh, nhưng đã nhận được khoảng 250 chiếc cặp, mỗi chiếc chứa đầy đủ đồ dùng học tập để các đứa trẻ vui sướng khi nhận nó, một số có ghi chú bên trong động viên, yêu thương và hỗ trợ từ các gia đình ở Sydney.
"Trong đại dịch, không JobKeeper, không JobSeeker, không gì cả. Vì vậy, hãy tưởng tượng là một đứa trẻ và bố bạn mất việc và mẹ bạn mất việc và bạn đang sống bằng tổ chức từ thiện và bạn đang quay lại trường học. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều xứng đáng cảm thấy tự hào. Chúng ta đều từng trải qua giai đoạn học đường đều thông cảm được cảm giác của các em nếu cảm thấy thiệt thòi thế nào."
Chủ tịch Sara Lubowitz nói rằng việc thiếu hỗ trợ cho những gia đình này không được hiểu rõ.
"Tất cả các túi sẽ được trao cho những người đang ở Bridging Visa E - họ là những người ở thời điểm này không có quyền yêu cầu trên hệ thống Medicare, họ không được hưởng Centrelink, nhà ở hoặc chương trình phúc lợi dược phẩm. Đây là những người thực sự đang sống bằng một số tiền rất nhỏ, thường là từ các tổ chức từ thiện. Vì vậy, chúng tôi cảm thấy đó là một cách để thu hút sự tham gia của các bà mẹ và những người chăm sóc."
Cô Lubowitz nói rằng một số trẻ em nhận được cặp sách và đồ dùng học tập đều có những hoàn cảnh đặc biệt đáng thương .
"Một số trong số những đứa trẻ này có hoàn cảnh rất khó khăn, chúng có thể đang được tư vấn về chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Chúng đang sống với những gia đình đang phải đối mặt với một số lịch sử rất khó khăn, vì vậy nếu có thể giúp chúng cvào trường và cảm thấy tự tin rằng chúng bình đẳng và giống như những đứa trẻ nhỏ khác, điều đó giúp chúng tự tin hơn vào bản thân."
Christine Bourke [[burk]] đang hỗ trợ Người xin tị nạn Sydney.
Bà Bourke là một trong những tình nguyện viên giao một số trong số 250 túi đến tận tay các gia đình.
Bà và các tình nguyện viên khác trong nhóm thường đến thăm những người xin tị nạn và những người tầm trú trong các trại giam nhập cư, nhưng với đại dịch, việc thăm viếng bị cấm nên bà Bourke đã đến thăm những người có Thị thực Bridging E tại nhà của họ trong cộng đồng.
Qua những chuyến thăm đó, bà đã thường xuyên nghe về những thử thách mà các gia đình phải đối mặt.
“Tôi đang nói chuyện với một gia đình có một số trẻ đang đi học và tôi phát hiện ra rằng họ phải đóng học phí - điều mà tôi rất sốc - tại một trường công lập. Vì vậy, tôi hỏi con bạn chơi môn thể thao nào, và cô ấy nói, "chúng không thể chơi thể thao vì chúng tôi phải trả thêm tiền". Họ không cho chúng học bơi vì học bơi có giá 200 đô la và đối với tôi. Việc được học bơi giống như một điều thực sự căn bản đối với bất kỳ đứa trẻ nào ở Úc cũng được có. Những đứa trẻ này không thể học bơi và tôi thấy sốc."
Cũng qua những chuyến thăm đó, bà Bourke đã thấy được những đứa trẻ sống trong nghèo khó trân trọng những điều mà hầu hết mọi người coi là đương nhiên như thế nào.
“Ồ, nó thật đáng yêu. Một lần chúng tôi chỉ lấy ra một số sản phẩm phòng tắm và có một chiếc lược. Có một cô bé nhỏ óc dài - cô bé chỉ nắm lấy chiếc lược này hứng khởi chải tóc. Bé nói tiếng Anh không rõ ràng như 'nhìn xem con vừa có chiếc lược này' . Wow, chỉ một việc nhỏ như vậy mà con bé vui hớn hở đáng thương lắm.”
Manima, 11 tuổi, em trai Mohammad, 7 tuổi và Shabahat, 5 tuổi, đến từ Pakistan là con của những người xin tị nạn đang sống dưới mức nghèo khổ.
Ba đứa trẻ, hai đứa em hai và ba tuổi, và cha mẹ của chúng, đã ở Úc bảy năm theo diện Thị thực Bridging E mà không nhận được trợ cấp hoặc hỗ trợ của chính phủ.
Manima là người duy nhất trong số bốn anh chị em của cô không sinh ra ở Úc.
Đối với Manima và Mohammed, đến trường mà không có gì là điều họ đã trải qua trong quá khứ, và chúng cũng không mong đợi gì khác hơn trong năm học này .
Nhưng sau đó bà Munoz xuất hiện với ba ba lô đầy đồ dùng học tập.
SBS News đã có mặt ở đó khi các em nhận quà.
Cậu bé 7 tuổi Mohammed đã rất xúc động khi cho SBS News xem những gì mình nhận được.
Bà Lubowitz nói rằng có rất nhiều điều tốt đẹp ở Úc - mọi người chỉ cần nói rằng họ cần giúp đỡ và nhiều người sẽ lao vào giúp đỡ.
"Tôi nghĩ người Úc vốn dĩ không phải là những người kinh khủng, nhưng đôi khi rất khó để thu hẹp khoảng cách giữa việc những người bị cô lập có thể cảm thấy như thế nào và để mọi người nhận ra họ bị cô lập như thế nào. Bởi vì tôi nghĩ nếu họ nói 'Tôi có một khoảng thời gian thực sự khó khăn ', khá nhiều người sẽ nhảy vào để giúp họ, nhưng đó không phải là cách cư xử mọi người thường làm,, không ai muốn nói rằng tôi cần giúp đỡ.."
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại