Hồ sơ về bắt giữ tùy tiện Phạm Chí Dũng đã được nộp lên LHQ

Ts Phạm Chí Dũng (trái), Nhà văn Nguyễn Tường Thụy (phải) và Lê Hữu Minh Tuấn (sau) thành viên Hội Nhà báo Độc Lập trong phiên tòa ngày 5-1-2021.jpg

Sau hơn 3 năm thụ án của bán án 15 năm về "tội tuyên truyền chống phá Nhà nước" theo Điều 117 do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam áp đặt, mới đây gia đình Nhà báo - Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã thông qua Luật sư Kurtulus Bartimar - người nộp hồ sơ Phạm Đoan Trang lên LHQ - để đệ trình hồ sơ ông Dũng lên Nhóm Công tác LHQ về Bắt giữ Tuỳ Tiện (Working Group on Arbitary Detention). Luật sư Kurtulus Bartimar có cuộc trả lời phỏng vấn của SBS về các chi tiết xung quanh vấn đề này.


“Hãy để bản án này cho thế giới thấy cái gọi là quyền tự do nhân quyền, tự do báo chí ở Việt Nam như thế nào.” Đó là câu nói của Nhà báo - Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập khi kết thúc phiên tòa xét xử ông và hai thành viên khác của Hội Nhà báo Độc Lập vào ngày 5.1.2021 về "tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước" theo Điều 117.

Hiện nay ông bước vào năm thứ 4 của bản án 15 năm. Mới đây, Luật sư Kurtulus, Bartimar - Giám đốc Châu Á của Tổ chức Bảo vệ Tù nhân Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha- cho biết ông đã nhận được sự ủy thác của gia đình Phạm Chí Dũng đệ trình hồ sơ của Phạm Chí Dũng lên Nhóm Công tác LHQ về Bắt giữ Tuỳ Tiện (Working Group on Arbitary Detention).

Liệu chính quyền Việt nam có phản ứng gì sau thông tin này, và vì sau mà đợi đến hơn ba năm trong tù gia đình mơi đệ trình hồ sơ lên LHQ?

Chính quyền Cộng sản Việt Nam đối phó với những người bất đồng chính kiến về vấn đề nhân quyền theo một cách riêng của họ. Họ vòng vo trước những cáo buộc vi phạm nhân quyền và không có ý định trả tự do cho bất kỳ nhà hoạt động nào đang bị bỏ tù bất kể có rất nhiều những lời kêu gọi từ các tổ chức quốc tế thì liệu việc đưa các trường hợp nhân quyền lên Liên Hợp Quốc có tác dụng gì?


Share