Hệ thống bầu cử Mỹ vận hành như thế nào?

US ELECTION UNPLUGGED Episode 6 (The System) (AAP).jpg

US Election unplugged Source: AAP

Cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 cuối cùng cũng đã đến nhưng chính xác thì mọi thứ diễn ra như thế nào? Loạt podcast “Góc nhìn chân thực về Bầu cử Mỹ”- US Election Unplugged nêu ra những điểm khác biệt chính giữa hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ và Úc và những điều cần chú ý khi số phiếu bắt đầu đổ về.


“Góc nhìn chân thực về Bầu cử Mỹ”- US Election Unplugged là một loạt podcast về bầu cử Mỹ qua đó mổ xẻ những thông tin cần biết về ngày bầu cử 2024 đang diễn ra tại Hoa Kỳ.

Sau nhiều tháng vận động tranh cử và gây tranh cãi, một số ứng cử viên đã bỏ cuộc...

Biden: "Vì vậy, tôi đã quyết định cách tốt nhất để tiến về phía trước là trao ngọn đuốc cho thế hệ mới."

..."Và những người khác cũng suýt mất mạng....

Trump: "Tuần trước, tôi đã hứng chịu một đòn nặng nề vì nền dân chủ."

... cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cuối cùng cũng đã đến.

Người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 5 nhưng tại Úc, chúng ta sẽ bắt đầu thấy số phiếu bầu đổ về vào sáng thứ Tư ngày 6.

Trong khi phần lớn sự tập trung là vào cuộc chiến giữa Donald Trump và Kamala Harris, có một điều quan trọng khác cần nhớ là người Mỹ cũng sẽ bầu ra khoảng một phần ba Thượng viện Hoa Kỳ tại các phòng phiếu và thêm nữa là tất cả 435 ghế tại Hạ viện cũng được quyết định trong kỳ bỏ phiếu này.

Với cuộc đua tranh cử tổng thống đang diễn ra rất gay cấn, chúng ta sẽ xem xét một số con đường có thể dẫn đến chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống cho cả hai ứng cử viên, nhưng trước tiên, hãy cùng xem xét một số điểm khác biệt chính giữa hệ thống bỏ phiếu của Hoa Kỳ và Úc.

Điều đầu tiên, bạn cần biết là việc bỏ phiếu ở Hoa Kỳ là không bắt buộc, mà là tùy thuộc vào việc cử tri có muốn đi bầu hay không.

Trên thực tế, cuộc bầu cử năm 2020 chỉ có 66% cử tri đi bỏ phiếu và đó là tỷ lệ cao nhất trong bất kỳ cuộc bầu cử quốc gia nào kể từ năm 1900.

Việc bầu cử không bắt buộc có vẻ rất dễ chịu đối với những người không muốn mất một buổi sáng xếp hàng tại các phòng phiếu để đi bầu. Tuy nhiên, Bruce Wolpe từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ - United States Studies Centre cho biết điều đó cũng có nghĩa là các ứng cử viên chính trị cực đoan hơn sẽ có cơ hội tốt hơn ở vị trí cao nhất.

"Toàn bộ vấn đề của cuộc bầu cử này là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu, và nếu phe của bạn có nhiều cử tri đi bỏ phiếu hơn, bạn sẽ thắng. Ở Úc, mọi người đều đi bỏ phiếu. Nhưng cùng với việc bỏ phiếu theo hình thức ưu tiên, điều đó có nghĩa là đất nước luôn nằm ở trung tả hoặc trung hữu. Vì vậy, một cú đánh kiểu như Trump không thể có ở Úc để trở thành Thủ tướng và Clive Palmer sẽ không bao giờ trở thành Thủ tướng, Pauline Hanson sẽ không bao giờ trở thành Thủ tướng."

Điều quan trọng thứ hai mà bạn cần biết về cuộc bầu cử Hoa Kỳ là ứng cử viên tổng thống nào giành được đa số phiếu bầu không nhất thiết là con số quyết định.

Điều đó có vẻ nghịch lý nhưng thực tế là như vậy.

Các nước cộng hòa tổng thống khác như Brazil, Argentina và Hàn Quốc đều bầu trực tiếp tổng thống của họ.

Nhưng ông Wolpe cho biết những người sáng lập ra Hoa Kỳ có một ý tưởng khác.

"Những người sáng lập không tin vào việc bầu trực tiếp tổng thống nên họ muốn có một chút đệm. Vì vậy, mỗi tiểu bang có cái gọi là phiếu bầu của Đại cử tri đoàn."

Vì vậy, nếu bạn biết về hệ thống Đại cử tri đoàn, bạn có thể sẽ rất ngạc nhiên ở đây, vì nó rất gây tranh cãi.

Nói tóm lại, có 538 phiếu bầu của Đại cử tri đoàn ở Hoa Kỳ được chia đều cho mỗi tiểu bang và bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào giành được đa số phiếu bầu cử tri đoàn này - tức là 270 phiếu - sẽ trở thành tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.

Số phiếu bầu này ở mỗi tiểu bang khớp với số thượng nghị sĩ cộng với số thành viên của hạ viện.

Vì vậy, ví dụ, California có 54 phiếu bầu trong Đại cử tri đoàn vì họ có hai thượng nghị sĩ và 52 thành viên của hạ viện.

Nhưng ngay cả điều này cũng gây tranh cãi vì, trong khi số lượng đại diện của hạ viện dựa trên dân số của mỗi tiểu bang, những người sáng lập cho rằng số lượng thượng nghị sĩ ở mỗi tiểu bang luôn luôn là hai người, bất kể tiểu bang đó lớn hay nhỏ đông hay ít dân.

"Đó là một điều phi dân chủ khác. Wyoming có hai thượng nghị sĩ. Vâng, California cũng vậy và California có số lượng người gấp khoảng 50 lần Wyoming nhưng hai thượng nghị sĩ đó có cùng quyền lực."

Sau khi mỗi tiểu bang bỏ phiếu vào ngày 5 tháng 11, số phiếu sẽ được kiểm đếm, với kết quả được chuyển cho một nhóm cử tri, những người này sau đó sẽ tham dự cuộc họp của Đại cử tri đoàn vào ngày 17 tháng 12, nơi họ sẽ đi bầu 538 phiếu bầu của mình để chính thức bầu ra Tổng thống và Phó Tổng thống mới.

Ở hầu hết các tiểu bang của Hoa Kỳ, đó là hệ thống "người chiến thắng sẽ giành được tất cả" trong đó các ứng cử viên nhận được nhiều phiếu bầu nhất từ công chúng sẽ giành được sự ủng hộ của tất cả các cử tri của tiểu bang đó.

Điều này thường có nghĩa là ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất trên toàn quốc sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua giành chức tổng thống nhưng do một vài trường hợp ngoại lệ nổi bật đối với quy tắc này trong những năm gần đây nên hệ thống này đã bị giám sát chặt chẽ.

"Có rất nhiều người Mỹ đã nhận thức rõ hơn về hệ thống của họ. Ý tôi là hai trong số năm cuộc bầu cử gần đây là nơi người chiến thắng không giành được số phiếu phổ thông."

"Giờ đây chúng ta có thể dự đoán người chiến thắng trong cuộc đua giành chức tổng thống. C-N-N dự đoán Donald Trump sẽ giành chức tổng thống, khép lại hành trình chính trị khó tin của mình bằng một chiến thắng gây sốc. Donald J Trump sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, đánh bại Hillary Clinton trong một chiến dịch không giống bất kỳ chiến dịch nào chúng ta từng thấy trong đời."

Đúng vậy, vào năm 2016, thiết kế của hệ thống Đại cử tri đoàn có nghĩa là Donald Trump đã giành được 306 phiếu đại cử tri so với 227 phiếu của Hillary Clinton mặc dù Trump thua Hillary Clinton đến gần ba triệu lá phiếu của cử tri.

Và với các cuộc thăm dò giữa Donald Trump và Kamala Harris cực kỳ sít sao, chúng ta có thể lại thấy sự khác biệt này giữa số phiếu phổ thông và số phiếu của Đại cử tri đoàn một lần nữa.

Cuộc bầu cử đầu tiên của Trump, cùng với chiến thắng gây tranh cãi của George Bush vào năm 2000, đã khiến nhiều người tin rằng hệ thống bầu cử gián tiếp không chỉ gây nhầm lẫn mà còn phi dân chủ và không công bằng.

"Chúng ta không biết chuyện gì đang xảy ra và nó phải dừng lại, và nó phải dừng lại nhanh chóng."

63 phần trăm người Mỹ đã trả lời một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew rằng họ muốn người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống là những ứng cử viên giành được nhiều phiếu bầu nhất trên toàn quốc.

Nhưng ứng cử viên Phó Tổng thống đảng Cộng hòa J-D Vance đã bảo vệ nguyên trạng.

"Cách mà những người sáng lập của chúng ta lập ra hiến pháp Hoa Kỳ là Đại cử tri đoàn quyết định người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đó là cách mọi thứ diễn ra và đó là cách mọi thứ sẽ diễn ra theo quan điểm của tôi."

Giờ đây, một số người lập luận rằng sở dĩ đảng Cộng hòa có thiện cảm hơn với Đại cử tri đoàn là vì họ đã không giành được sự ủng hộ của phần lớn cử tri Hoa Kỳ kể từ năm 2004, như bà cựu đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley - một thành viên của đảng Cộng hòa - đã chỉ ra.

"Chúng ta đã mất phiếu phổ thông đến bảy trong tám cuộc bầu cử tổng thống gần đây. Mục đích của chúng ta là đúng nhưng chúng ta đã không giành được sự tin tưởng của đa số người Mỹ."

Tim Walz, ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ, đã kêu gọi bãi bỏ Đại cử tri đoàn.

Ông đã nói với một cuộc phỏng vấn của A-B-C News rằng đó không phải là lập trường chính thức của chiến dịch Harris nhưng ông cho rằng điều quan trọng là phải xem xét ý muốn nguyện vọng của cử tri.

"Vâng, đó không phải là lập trường của chiến dịch, điều tôi muốn chỉ ra đó là có những người cảm thấy mọi lá phiếu đều phải được tính ở mọi tiểu bang và tôi nghĩ là họ cảm thấy điều này đã không diễn ra như vậy. Quan điểm của họ và quan điểm của tôi là cần phải bảo đảm rằng mọi người đều hiểu lá phiếu của họ, bất kể họ ở tiểu bang nào, đều quan trọng."

Vậy nếu không phải tất cả các lá phiếu đều bình đẳng, thì cử tri nào và tiểu bang nào quan trọng nhất trong cuộc đua tổng thống?

Trong khi các cuộc thăm dò ý kiến mới nhất cho thấy cuộc đua chia đôi gần như chính xác 50/50, con đường dẫn đến chiến thắng cho Donald Trump hoặc Kamala Harris nằm ở những nơi được gọi là các tiểu bang chiến trường hoặc các tiểu bang dao động.

Những tiểu bang dao động này không phải là một tiểu bang cố định vì thói quen bỏ phiếu và nhân khẩu học thay đổi theo thời gian nhưng Bruce Wolpe từ Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ cho biết hiện có bảy tiểu bang quan trọng dao động giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

"Các tiểu bang chiến trường là những tiểu bang dao động qua lại trong hai, ba cuộc bầu cử vừa qua. Vì vậy, năm nay là Pennsylvania, Michigan và Wisconsin. Đó là những tiểu bang mà Trump đã giành chiến thắng vào năm 2016 và giành thắng cử. Biden đã giành chiến thắng ở những tiểu bang này vào năm 2020 và thắng cử. Năm nay thì họ nằm ở đâu? Các tiểu bang dao động còn lại là Arizona, Nevada, Georgia và Bắc Carolina. Và họ cũng sẽ đóng góp theo cách này hay cách khác cho nó."

Bảy tiểu bang có thể được chia thành cái gọi là Vành đai gỉ sét Rust Belt ở phía bắc bao gồm Michigan, Wisconsin và Pennsylvania và cái gọi là Vành đai Mặt trời Sun Belt ở phía nam bao gồm Arizona, Nevada, Georgia và Bắc Carolina.

Và tiểu bang dao động có nhiều phiếu bầu nhất trong Đại cử tri đoàn, nằm ở trung tâm con đường thành công có nhiều khả năng nhất của cả hai ứng cử viên, là...

NGƯỜI ỦNG HỘ TRUMP: "Pennsylvania."

WALZ: "Pennsylvania."

HARRIS: "Xin chào Pennsylvania."

TRUMP: "Xin chào Pennsylvania."

Một mô hình dự báo tổng thống gần đây từ The Economist cho thấy - trong số 10.001 mô phỏng mà họ đã chạy về cuộc bầu cử - Kamala Harris và Donald Trump có 89% cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử nếu họ có thể giành được Pennsylvania.

Theo cuộc thăm dò gần đây, con đường chiến thắng có nhiều khả năng nhất của Kamala Harris sẽ là giành chiến thắng ở Vành đai Gỉ sét, cụ thể là Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.

Với 19 phiếu bầu của Pennsylvania, bà sẽ đạt được số phiếu bầu chính xác cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử - 270 phiếu bầu từ đại cử tri đoàn.

Một kịch bản ít có khả năng xảy ra hơn là Harris sẽ lặp lại chiến thắng của Joe Biden năm 2020, khi ông giành chiến thắng ở tất cả các tiểu bang dao động với 306 phiếu đại cử tri đoàn, chỉ có một tiểu bang là ông không thắng.

Trump: "Không ai có thể làm được điều đó!"

Và con đường có nhiều khả năng nhất dẫn đến chiến thắng của Trump là gì?

Vâng, một cách là - nếu ông có thể bảo đảm chiến trường quan trọng ở Pennsylvania - ông cũng có thể giành được 270 phiếu bầu với sự bổ sung của Bắc Carolina và Georgia.

Cũng có khả năng tỷ lệ cược sít sao có thể chia đều cho Donald Trump và chúng ta có thể lặp lại chiến thắng áp đảo năm 2016 của ông khi giành chiến thắng ở Pennsylvania,Michigan và Wisconsin cũng như Georgia, Ari zona và Bắc Carolina - mang lại cho ông 307 phiếu đại cử tri.

Vậy khi nào chúng ta thực sự biết được kết quả?

Vâng, khả năng là bạn sẽ không biết trong vài ngày vì một số tiểu bang không được phép bắt đầu kiểm phiếu sớm cho đến ngày bầu cử, và điều này sẽ làm chậm trễ kết quả.

Và, trong trường hợp bạn quên, cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra vào ngày 3 tháng 11 và phải mất bốn ngày đầy lo lắng, vào ngày 7 tháng 11, Joe Biden mới tuyên bố chiến thắng.

Tất nhiên, Donald Trump không bao giờ thừa nhận, ông đã vu khống đảng Dân chủ đánh cắp cuộc bầu cử và bị cáo buộc cố gắng thay đổi kết quả theo hướng có lợi cho mình.

"Mất vài ngày. Pennsylvania mất thời gian đếm, và Arizona cũng mất thời gian đếm. Tôi mong chúng ta sẽ thấy nhiều điều tương tự như vậy. Tôi biết điều này. Trump sẽ tuyên bố chiến thắng vào đêm đó, có thể là sớm, nói rằng 'Bạn biết tôi đã thắng'. Và tất nhiên, mọi thứ đều bị đánh cắp sau đó. Tôi nghĩ rằng biên độ càng hẹp, thì sự lo lắng càng cao. Và vì vậy, chúng ta sẽ thấy vào đêm bầu cử biên độ hẹp như thế nào."

Vì vậy, chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình thế khó khăn.

Quý vị vừa nghe 'US Election Unplugged' - một loạt podcast của SBS News.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề chính liên quan đến cử tri Hoa Kỳ, hãy xem các tập trước của chúng tôi về nhập cư, phá thai và chính sách đối ngoại.

Bạn có thể tìm thấy các tập này và nhiều tập khác trên ứng dụng SBS News, Spotify hoặc podcast của Apple và hãy theo dõi SBS News In Depth để biết kết quả và hậu quả của cuộc bầu cử lịch sử này.

Đồng hành cùng chúng tôi tại  và cập nhật tin tức ở Nghe SBS Tiếng Việt trên ứng dụng miễn phí SBS Audio, tải về từ  hay  

Share