Hạt giống yêu thương: Đình chỉ án tử hình với Hồ Duy Hải, yêu cầu điều tra lại vụ án

Hồ Duy Hải tại tòa

Hồ Duy Hải tại tòa Source: Supplied

Ngày 22/11/2019, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm năm 2008 của Toà án nhân dân tỉnh Long An và Bản án phúc thẩm năm 2009 của Toà án tối cao Tp HCM, đình chỉ thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội “Giết người” “Cướp tài sản”, và yêu cầu cơ quan điều tra lại vụ án đúng pháp luật. Đây là một vụ án kéo dài hơn 10 năm với rât nhiều tình tiết khuất tất, hoãn tử hình Hồ Duy Hải, vậy ai là thủ phạm thật sự?


Trong suốt gần 12 năm không đếm hết bao nhiều lần bà Nguyễn Thị Loan mẹ của Hồ Duy Hải, người bị kết án tử hình trong vụ án Bưu Điện Cầu Voi Long an xảy ra vào năm 13/1/2008, quỳ lạy kêu khóc trước tât cả những cơ quan công quyền những cửa nhà quan chức các cấp để kêu oan cho con.

Ngày 13-1-2008 tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau.

Khám nghiệm hiện trường lấy được nhiều dấu vân tay.

Hơn hai tháng sau, ngày 21-3-2008, Hồ Duy Hải - nam thanh niên tại địa phương, nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km - bị bắt giữ. Hồ sơ thể hiện Hồ Duy Hải là hung thủ duy nhất, thực hiện hành vi giết người tại Bưu điện Cầu Voi.

Hung khí mà cơ quan điều tra kết cho Hồ Duy Hải giết người là con dao, cái thớt và cái ghế, tuy nhiên tại tòa ghế thu giữ được sau khi vụ án xảy ra hơn 2 tháng là một chiếc ghế có mã số khác với mã số ghi nhận trong biên bản khám nghiệm hiện trường còn dao và thớt là đồ mới do điều tra viên ra chợ mua về làm vật chứng.Dấu vân tay của Hồ Duy Hải không trùng khớp với dấu vân tay tại hiện trường.

Tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Hồ Duy Hải đều kêu oan nhưng đều bị án tử hình.

Vụ án này có nhiều tình tiết kỳ lạ.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, một số lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An tham gia chuyên án lúc bấy giờ hiện đã mất do bệnh, như: Thủ trưởng Cơ quan CSĐT (phó giám đốc phụ trách cảnh sát) Phạm Văn Tiến - Phó ban Chuyên án, trực tiếp điều tra vụ án, phát ngôn viên vụ án. Đột tử trong cuộc họp tại cơ quan, năm 2012, phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT (trưởng phòng cảnh sát hình sự), Trưởng công an H.Thủ Thừa. Công an viên Nguyễn Thanh Hải chết 2010 vì tai nạn giao thông. Kiểm sát viên cao cấp Trần Ngọc Lẫm - VKSND Tối cao HCM, đột tử tai biến mạch máu não tại nhà, 2013.

Cũng theo Thanh Niên, ông Trần Ngọc Lẫm không phải người xa lạ mà chính là bạn học của bà Nguyễn Thị Rưỡi (dì ruột Hồ Duy Hải. Ông Lẫm đã điện thoại cho một bạn chung của hai người nhờ nhắn lại bà Rưỡi như sau: "Nói với nó (bà Rưỡi) đừng trách tôi đứng ra tuyên tử hình Hồ Duy Hải, chứ nó không biết ai xúi tôi tuyên. Hãy trách người xúi tôi xử".

Lời nhắn này được nói trong lần ông đi dự hội thảo ở Hà Nội trước khi mất.
Cái chết đột ngột của ông Trần Ngọc Lẫm cũng đã khép lại luôn câu hỏi có thể mở ra mấu chốt của vụ án rằng, ai là người xúi ông xử y án tử hình Hồ Duy Hải như lời ông nhắn với bà Rưỡi. Một câu hỏi mãi mãi không có lời đáp.

Ngày 22/11/2019, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm 2008 của Toà án nhân dân tỉnh Long An và Bản án phúc thẩm ngày 2009 của Toà án tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạm đình chỉ thi hành án đối với Hồ Duy Hải về tội “Giết người” “Cướp tài sản”, và yêu cầu cơ quan điều tra lại vụ án đúng pháp luật. 

Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xem xét kháng nghị giám đốc thẩm. Nếu kháng nghị được chấp nhận thì trong 15 ngày, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển cho VKS để điều tra lại.

Luật sư Phạm Công Út nói với RFA rằng việc điều tra lại vụ án Hồ Duy Hải sẽ gặp khó khăn rất nhiều do không thể thu thập được bằng chứng khách quan theo trình tự tố tụng hình sự, các mẫu vật tại hiện trường để giám định theo thời gian cũng không còn.

Trang mạng Báo Mới ngày 4/12 dẫn lời Luật sư Đặng Đức Trí, Đoàn Luật sư TP.HCM cần làm rõ vết máu, vân tay, những yếu tố được xem là chứng cứ để giải quyết vụ án. 

“Vụ việc dù thời gian trôi qua đã lâu nhưng với công nghệ hiện đại vẫn có thể chứng minh được tội phạm nếu đảm bảo được các thuộc tính của chứng cứ. Đồng thời CQĐT phải chịu trách nhiệm đối với kết luận của mình về chứng cứ. Nếu không thể chứng minh được hành vi phạm tội của bị cáo thì phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đối với Hồ Duy Hải.”

Với tất cả những gút mắc, sai sót và mâu thuẩn việc lật lại hồ sơ vụ Bưu Điện Cầu Voi là điều cần phải làm.

Nó tránh cho công lý trở thành trò cười, nó tránh việc những kẻ có quyền có tiền thế có thể giết người mà không phải đền tội và dã man hơn là còn bắt người khác thế mạng.

Vấn đề là chính quyền có khả năng bắt kẻ thủ ác phải nhận lãnh trách nhiệm để nhằm giải oan hai nạn nhân bị sát hai và minh oan cho kẻ vô tội phải chịu bản án tử hình suốt từ 2008 đến nay.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share