Trong hai tháng, lần lượt các trí thức cũ lớn lên từ thời Việt Nam Cộng Hòa như Đại sứ cuối cùng của VNCH tại Úc ông Đoàn Bá Cang, hay như ba trí thức của miền Bắc XHCN GS Hoàng Tụy , nhà giáo Phạm Toàn, và Ts Nguyễn Thanh Giang những trí thức sinh và lớn lên trong thời Việt Minh kháng Pháp lần lượt ra đi.
Mỗi câu chuyện của người Việt sinh ra trong binh lửa, chia ly trong loạn lạc và mât mát trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn đều mang một dấu ấn của lịch dân tộc lịch sử Việt Nam.
Và có lẽ lịch sử đau thương nhất không phải là một ngàn năm Bắc Thuộc hay một trăm năm cai trị của Pháp mà là lịch sử của những ngày người Việt chà đạp lên chính đồng bào mình. Người Việt phản bội lại dân tộc, bị phản bội và buồn.
Để đi đến nước Việt Nam hôm nay phần lớn con dân Việt khởi sự bắt đầu bằng một ý nguyện tốt đẹp: lòng yêu nước, với mong muốn độc lập thoát khỏi ngoại bang cai trị đem đến một cuộc sống tự do ấm no cho dân tộc.
Và bằng một cách nào đó họ chia làm hai phía và họ đánh lại nhau.
Một cuộc chiến mà mỗi bên đều tìm cầu viện cho mình từ bên ngoài chỉ khác một điều một bên công khai một bên giấu giếm.
Đã có bên thắng và bên thua.
Có nhiều người Việt ra đi sau khi VNCH thất thủ.
Tuy nhiên cũng đã có nhiều người chọn ở lại và thậm chí một số chọn trở về sau khi Nam Bắc liền thành một dãi.
Chính sự thắng thế của bên phe thắng cuộc đã đẩy đồng bào mình ra biển mở đầu cho thời kỳ người Việt lưu vong ở xứ người.
Dù đã chiến thắng, dù đã chiếm được miền Nam, bên thắng cuộc vẫn tiếp tục đánh một cuộc chiến không tiếng súng đẩy bên thua đến phải chết hoặc lìa bỏ gia đình đất đai làng mạc Tổ Tiên quăng mình ra biển trên những con thuyền mong manh để mong một con đường sống.
Cái ngày mà người Việt Cộng Sản làm chủ nước Việt, mở đầu cho thời kỳ mà không ít người gọi là "đen tối nhât trong lịch sử Việt Nam".
Thời kỳ mà mỗi ký ức Việt - bất kể là ai, trong vị trí nào, đều chịu nhuốm màu tang thương của lịch sử nước nhà.
Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho SBS Việt Ngữ vào năm 2015, bằng một giọng run rẩy của tuổi tác và cả khối ký ức đè nặng lên tâm tư mình, ông Đòan Bá Cang chia sẻ về những ngày rât buồn bắt đầu Hiệp Định Ba lê cho đến những ngày tháng Tư năm 1975.
"Tôi nhớ là hình như vào đầu tháng 2 năm 1973, thì lúc đó cuộc họp tại Dinh Độc Lập buồn lắm nếu như những ai đã đọc cái văn bản Hiệp định Paris.
"Sau khi họp xong tôi đi thăm Phó Thủ tướng Trần Văn Hương, ổng khóc, ổng kêu tôi bằng cháu, ổng nói cháu biết không, hết rồi, mất rồi..."
Ông Cang từng ở trong phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris năm 1968-1969.
"Lúc đó tôi cũng gặp tụi CIA định kỳ để trao đổi tin tức. Có một lần năm 69 họ mời tôi đi ăn trưa và nói hồi nào giờ ông hợp tác với chúng tôi rất tốt, nhưng sao hai ba tháng nay ông thường vắng mặt?"
"Tôi nói các ông qua để giúp bảo vệ cái mảnh đất đó, nhiệm vụ của tôi là phải hợp tác với ông, nhưng tôi thấy bây giờ tình hình khác rồi."
"Tết Mậu Thân chúng tôi không có thua. Mùa Hè lửa đỏ chúng tôi không có thua. Trên mặt quân sự không có thua. Vậy mà bây giờ ông sửa soạn ông đi, thì làm sao tôi có thể ngồi nói chuyện với ông hoài được?"
Ông Cang nhớ lại lời chống chế của đại diện CIA rằng người Mỹ đâu có đi, lúc đó làm cho ông nổi giận.
"Không phải ông đi mà ông chạy... You are running away!".
Đó là với Ông Đoàn Bá Cang (1928-28/7/2019), Đại sứ VNCH cuối cùng tại Úc, một trí thức một viên chức Việt cho đến khi lìa đời nỗi buồn mang tên 'Nước Việt' vẫn đè nặng trái tim ông.
Với ông Đoàn Bá Cang nỗi buồn đó là không thể bảo vệ miền Nam trước người anh em mình và nạn dịch Cộng Sản nhưng ông không lúc nào tỏ ra hối tiếc vì đã cống hiến mình cho thể chế VNCH.
Còn đối với những trí thức cùng thời với ông ở bên kia chiến tuyến như Gs Hoàng Tụy, nhà giáo Phạm Toàn, và Ts Nguyễn Thanh Giang -các trí thức đi lên từ thời Việt Minh, thời của "Những người muôn năm cũ", và ra đi trong thời Cộng sản, họ nghĩ gì về cuộc đời và công cuộc kháng chiến giành độc lập mà họ cả đời cống hiến tham gia? Có điểm chung nào giữa họ và di sản họ để lại cho đời sau là gì?
Giáo sư Mạc Văn Trang chuyên ngành Tâm Lý Học, một trí thức cùng thời với GS Hoàng Tụy , nhà giáo Phạm Toàn, và Ts Nguyễn Thanh Giang chia sẻ về họ mà cũng là tâm sự của những đảng viên lão thành hiện nay trước hiện tình dất nước.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại