Được tổ chức bởi nhóm vận động What Were You Wearing, cuộc mít tinh được tổ chức ở Ballarat là một trong những cuộc biểu tình chống bạo lực gia đình đầu tiên được tổ chức trên khắp đất nước, vì 3 người phụ nữ địa phương đã bị giết ở đây trong năm nay, được cho là do đàn ông gây ra.
15 cuộc biểu tình khác được lên kế hoạch trên khắp đất nước vào cuối tuần qua, nhằm đối phó với tình trạng bạo lực đang có nguy cơ trở nên bình thường và lan rộng trong cộng đồng.
Theo nhóm giám sát 'Counting Dead Women', 32 phụ nữ đã bị sát hại trong năm nay trên khắp nước Úc do đàn ông gây ra.
Trong số đó có cô Emma Bates, 49 tuổi, thi thể được phát hiện tại thị trấn Cobram thuộc vùng Victoria.
Một người đàn ông đã ra hầu tòa ở Shepparton với cáo buộc tấn công cô Bates trước khi thi thể của cô được tìm thấy.
Một ngày trước đó, cô Molly Ticehurst bị giết tại thị trấn Forbes ở New South Wales.
Bà Katherine Berney từ Liên minh An toàn Phụ nữ Quốc gia cho biết cần phải có hành động khẩn cấp để ngăn chặn điều này.
“Tôi hơi thất vọng khi thấy các phương tiện truyền thông chính thống nói rằng chuyện này cần phải dừng lại. Đúng vậy, nhưng nó phải dừng lại sau vụ sát hại kinh hoàng Luke Batty. Nó phải dừng lại sau khi 645 phụ nữ được cho là đã bị sát hại trong 10 năm qua. Bây giờ, chúng tôi không biết chính xác con số đó là bao nhiêu vì không có con số chính thức nào. Vì vậy, các dịch vụ tuyến đầu mà tôi đại diện đang hoạt động hết công suất. Chúng tôi đang gặp khủng hoảng. Cần có giải pháp nhanh chóng chứ không phải trong sáu tháng nữa."
Bà Brittany Cozic từ What Were You Wear đã nói với Channel Nine rằng chính phủ Albanese nên ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc liên quan đến vấn đề này.
Chính phủ New South Wales trong tuần qua đã phản hồi bằng một thông báo rằng họ đang tiến hành xem xét lại luật bảo lãnh, trong bối cảnh lo ngại rằng kẻ được cho là sát hại cô Ticehurst đã được tại ngoại sau khi bị buộc tội hiếp dâm và rình rập.
Thủ hiến Chris Minns nói rằng cuộc điều tra sẽ xem xét khả năng yêu cầu tất cả các đơn xin bảo lãnh cuối tuần phải được đưa ra trước thẩm phán, ngay cả khi điều đó yêu cầu liên kết nghe nhìn với tòa án Sydney.
“Sự an toàn và an ninh của nạn nhân cáo buộc là cực kỳ quan trọng, phải luôn được xem xét khi đưa ra các quyết định và đơn xin tại ngoại bởi cơ quan đăng ký và thẩm phán ở NSW. Họ có mọi quyền đặt câu hỏi liên quan đến quyết định này. Tôi hoàn toàn có thể hiểu được nỗi đau và sự tức giận của họ."
Sĩ quan cảnh sát hàng đầu của tiểu bang NSW, Ủy viên Karen Webb, đã nói với đài 2GB rằng bà sẽ ủng hộ các biện pháp đưa quyết định bảo lãnh ra khỏi tay các cơ quan đăng ký tòa án trong các vụ bạo lực gia đình.
"Tôi gọi bạo lực gia đình là một trong những tội ác thầm lặng cùng với lạm dụng trẻ em và lạm dụng tình dục. Thành thật mà nói, những vụ việc này tiêu tốn rất nhiều thời gian của cảnh sát. Bạo lực gia đình chiếm khoảng 60% thời gian giải quyết các nhiệm vụ chung. Cho dù bạn ở Sydney hay các vùng nông thôn NSW, đó là một tai họa."
Tại Victoria, cảnh sát đã đưa ra ý tưởng về việc lập danh sách những người phạm tội bạo hành gia đình đã bị kết án.
Trợ lý Cảnh sát Victoria Lauren Callaway nói rằng việc có quyền biết về quá khứ bạo lực của ai đó có thể hữu ích.
“Chúng tôi bắt giữ 80 tội phạm mỗi ngày, chúng tôi đang làm việc hết sức có thể để đưa những kẻ phạm tội ra trước tòa. Nhưng cũng có những căng thẳng như không thể nhốt mọi người mãi mãi. Vì vậy, tất cả các bộ phận của hệ thống phải làm việc cùng nhau để tìm ra cách thức mạnh nhất có thể buộc thủ phạm phải chịu trách nhiệm".
Ở Tây Úc, chính quyền tiểu bang đã công bố thêm 96 triệu đô la để hỗ trợ cho những nạn nhân sống sót.
Nhưng bà Katherine Burney từ Liên minh An toàn Phụ nữ Quốc gia nói rằng điều đó vẫn chưa đủ.
Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus hôm thứ Bảy cho biết chính phủ Albanese kể từ khi nhậm chức đã chi khoảng 2,3 tỷ đô cho các biện pháp giải quyết điều mà ông mô tả là "đại dịch bạo lực nam giới".
Thủ tướng Anthony Albanese đã triệu tập một cuộc họp nội các quốc gia khẩn cấp vào thứ Tư để đáp lại lời kêu gọi hành động chống lại bạo lực gia đình và bạo lực giới.
Theo nhóm vận động Our Watch, 39% phụ nữ trên toàn quốc từng bị bạo lực kể từ tuổi 15.
Khoảng 27% đã từng bị bạo lực, lạm dụng tình cảm hoặc lạm dụng kinh tế bởi bạn đời chung sống kể từ khi 15 tuổi.