Chính phủ tăng tài trợ điều trị chứng rối loạn ăn uống

Federal Health Minister Greg Hunt

Federal Health Minister Greg Hunt Source: Supplied

Những người Úc mắc chứng rối loạn ăn uống trầm trọng sẽ được tham dự kế hoạch chữa trị toàn diện lần đầu tiên do Medicare tài trợ.


Các bệnh nhân sẽ được gặp gỡ các chuyên gia tâm lý đến 40 lần và 20 dịch vụ ăn kiêng mỗi năm trong kế hoạch của Medicare bắt đầu từ tháng 11 năm tới.

Có khoảng một triệu người Úc sống với chứng bệnh rối loạn trong vấn đề ăn uống, và chính phủ nói rằng chứng bệnh nầy là một trong tỷ lệ tử vong cao nhất, trong số bất kỳ bệnh trạng nào về mặt tâm lý, với chứng biếng ăn là tình trạng sức khỏe tâm thần gây tử vong cao nhất ỡ Úc.

Tổng trưởng Y tế, ông Greg Hunt cho biết một ngân khoản 111 triệu đô la, cho thấy một sự chuyển đổi quan trọng, trong việc chăm sóc cho những người mắc chứng rối loạn về ăn uống.

“Những gì chúng tôi hy vọng hiện nay là mọi người không chỉ có các dịch vụ, mà còn có nơi để tìm được sự hỗ trợ".

"Họ sẽ biết được rằng, nước Úc tin tưởng và chúng tôi phải nói rất tiếc khi mọi người phải chịu đựng đau khổ trong yên lặng qua thời gian quá lâu, thế nhưng nay chúng tôi đề ra các hỗ trợ, theo một mức độ chưa từng có trước đây”, Greg Hunt.

Vào đầu năm 2018, Hiệp hội có tên là Butterfly, đại diện cho những người mắc chứng rối loạn ăn uống, đã thực hiện cãc nghiên cứu về bệnh nhân trong việc chữa trị.

Họ tìm thấy, một trong ba người lâm vào cảnh mắc nợ, trong khi cứ 4 người thì có một người trì hoãn, hay đình chỉ việc chữa trị do chi phí quá cao.

Trong quá khứ, bệnh nhân với chứng rối loạn ăn uống, sẽ được chuyên viên tâm lý giúp đỡ qua kế hoạch tâm thần của Medicare, thế nhưng không có kế hoạch chữa trị đặc biệt nào, cho người mắc chứng rối loạn về ăn uống cả.

Chủ tịch Hiệp hội Butterfly là ba Christine Morgan, hoan nghênh kế hoạch nói trên và nói rằng hàng ngàn người Úc gặp vấn đề khó khăn về tài chính trầm trọng, cùng các cơn trầm cảm xã hội phức tạp, do phí tổn quá cao của việc chữa trị.

“Chúng ta sẽ không còn nghe các câu chuyện thương tâm, về việc những người dân Úc đã ngưng việc chữa trị sau 10 lần gặp gỡ".

"Bệnh nhân đó nay có thể có các bằng chứng dựa trên liều lượng của họ, đó là 40 lần chữa trị bằng phương pháp tâm lý, 20 lần về vấn đề kiêng ăn và luôn có một bác sĩ gia đình hay chuyên viên dinh dưỡng theo dõi suốt thời gian chữa trị của họ”, Christine Morgan.

Đối với nhiều bậc cha mẹ, có con bị chứng rối loạn ăn uống, gánh nặng của họ sẽ rất lớn lao.

Nó cũng khiến họ, gặp khó khăn về mặt tài chính nữa.
"Tôi rất phấn khởi khi chuyện nầy sẽ tạo ra sự khác biệt cho rất nhiều người, do đã có một khoảng thời gian gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị, khi tôi bắt đầu bị bệnh và tiếp tục phấn đấu, để thanh toán các chi phí chữa trị trong nhiều năm qua. Nó sẽ là một sự nhẹ nhõm, đối với rất nhiều người”, Fiona Wright.
Bà Fiona Ryan có cô con gái là Tess 17 tuổi, đã mất mạng do tự tử, đã nêu lên lý do là chứng rối loạn ăn uống, mà cô bé thấy được lần đầu tiên vào lúc mới 11 tuổi.

“Tôi không biết các thay đổi được loan báo hôm nay có thể cứu mạng được cho Tess hay không, thế nhưng tôi tin chắc rằng có được sự trợ giúp từ Medicare, có nghĩa là hơn cả việc trợ giúp về tài chính. Nó cho thấy, chúng ta không chiến đấu đơn độc”.

Cuộc nghiên cứu cho thấy, các kết quả tốt đẹp diễn ra cho các bệnh nhân bị chứng rối loạn ăn uống, nếu được chữa trị sớm với nhiều người thành công, trong việc theo dõi các điều kiện.

Hiệp hội Butterfly cho biết, việc đình hoãn hay chữa trị không đầy đủ có nghĩa là, bệnh nhân bị bệnh không cần thiết, với phí tổn đáng kể cho chính phủ.

Những mặc cảm và xấu hỗ của một số gia đình cũng có nghĩa là, nhiều người xem thường chứng bệnh của họ, hay đình chỉ việc chữa trị.

Được biết việc chữa trị chứng bệnh nầy, có thể tốn phí đến 90 ngàn đô la mỗi năm.

Bà Fiona Wright đã chiến đấu chống lại chứng rối loạn ăn uống trong suốt 10 năm qua, biết rõ việc chữa trị tốn kém như thế nào.

"Tôi rất phấn khởi khi chuyện nầy sẽ tạo ra sự khác biệt cho rất nhiều người, do đã có một khoảng thời gian gặp nhiều khó khăn trong việc chữa trị, khi tôi bắt đầu bị bệnh và tiếp tục phấn đấu, để thanh toán các chi phí chữa trị trong nhiều năm qua. Nó sẽ là một sự nhẹ nhõm, đối với rất nhiều người”, Fiona Wright.

Bất cứ ai cần sự trợ giúp với chứng rối loạn về ăn uống, có thể liên lạc với đường dây Trợ giúp Toàn quốc của Butterfly, ở số 1800 ED HOPE hay 1800 33 4673. Trong trường hợp cần trợ giúp khẩn cấp, xin gọi đường dây Lifeline ở số 13 11 14.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share