Khi số trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng, thì nhiều tin đồn về cách phòng ngừa và điều trị loại virus này cũng lan truyền nhanh chóng. Một cuộc khảo sát gần đây của SBS về các cộng đồng không nói tiếng Anh đã phát hiện rất nhiều cách chữa trị COVID-19 hoàn toàn không có cơ sở, trong đó có một số biện pháp rất vô lý.
“Có những người tin rằng nếu cắt nhỏ hành tây và tỏi rồi cho vào túi áo thì sẽ không bị nhiễm virus."
Preetinder Singh, người sản xuất chương trình tiếng Punjab của SBS Radio cho biết.
"Đó là thông điệp đưa ra trong khi tôi lên sóng và trình bày chương trình Tiếng Punjab. Và tôi chỉ đơn giản nói rằng điều đó có thể giúp tạo ra khoảng cách xã hội.”
Nghe có vẻ hài hước, nhưng Preetinder nói rằng đó chỉ là một trong hàng chục phương pháp điều trị đang được đồn đãi trong các cộng đồng đa văn hóa.
Một cách chữa bệnh khác cũng được lan truyền cho rằng uống vài ngụm rượu whisky có thể đánh bật virus - dựa trên niềm tin rằng COVID-19 trú ngụ trong cổ họng trước khi di chuyển tới hệ hô hấp. Preetinder nói rằng việc thiếu thông tin về COVID-19 bằng nhiều ngôn ngữ là một phần của vấn đề. Và điều đó có thể dấn đến việc những người có nguy cơ nhiễm coronavirus không thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết hoặc không thể tìm kiếm lời khuyên y tế cần thiết.
“Có một số loại gia vị đặc biệt của Ấn Độ như gừng, tỏi, chanh, mật ong và những thứ khác có đặc tính kháng viêm hoặc kháng vi khuẩn. Vì vậy, người ta cứ tiếp tục sử dụng phương pháp trị liệu tự nhiên, chữa trị bằng thảo dược và y học cổ truyền Ayurveda để diệt virus.” - Preetinder nói
Không chỉ riêng cộng đồng người Punjab rơi vào tình trạng thông tin sai lệch.Trong cộng đồng người Tamil, một số người đang tìm kiếm các loại thuốc truyền thống có thể được mua tại các cửa hàng tạp hóa Ấn Độ để ngăn ngừa COVID-19.
Một số người trong cộng đồng Tiếng Pashto thì cho rằng người Hồi giáo sùng đạo không thể nhiễm vi-rút. Và tin đồn đó cũng đã lan truyền trong một số cộng đồng Kitô giáo và Chính thống giáo.
Một “mẹo” chữa bệnh khác được đồn đãi trong một số cộng đồng Hàn Quốc cho rằng việc tắm sạch cũng như tỏi và vitamin D đều giúp ngăn ngừa virus.
Trong khi đó một xu hướng khác đang nổi lên trong cộng đồng LGBT nói tiếng phổ thông ở Úc. Cedric Yin-Cheng là người sáng lập nhóm vận động ANTRA. Ông nói rằng những tin đồn bắt đầu lan truyền vào tháng 2 trên các phương tiện truyền thông không phải tiếng Anh, cho rằng thuốc PrEP phòng ngừa HIV có thể bảo vệ cơ thể chống lại coronavirus.
"Tôi nghe nói nhiều người bạn đã làm điều đó, rất nhiều thành viên của chúng tôi nói về điều đó trong các nhóm trò chuyện trên WeChat và Facebook. Và tôi đã gặp những người bạn đang dùng loại thuốc đó mặc dù họ không có nguy cơ cao hoặc là không tiếp xúc với HIV, họ nghĩ rằng dùng thuốc đó để ngăn chặn coronavirus." - Cedric cho biết.
Cedric nói rằng cần có nhiều nguồn hơn để bảo đảm người Úc không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ có thể hiểu được sự khác biệt giữa thực tế và hư cấu.
"Vì vậy, tôi cho rằng điều quan trọng là các tổ chức y tế và chính phủ nhìn nhận là có những tin đồn ngoài kia và họ cần nói chuyện với các nhóm như ACON, nói chuyện với các bác sĩ gia đình và nhóm ANTRA để chúng tôi có thể truyền tải thông điệp bằng ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu rõ."
Đó là một trong những lý do khiến các quan chức y tế phải làm thêm giờ để truyền đạt những sự thật đã được biết trong cuộc chiến chống COVID-19.
Tiến sĩ Harry Nespolon là chủ tịch của Tổ chức các bác sĩ gia đình, thuộc Đại học Hoàng gia Úc.
"Tôi nghĩ vấn đề là mọi người đang tìm cách chữa trị, và hiện tại chúng tôi biết rằng không có cách chữa trị. Và điều duy nhất có tác dụng mà chúng tôi biết là giãn cách xã hội, cách ly để mọi người khỏi bị nhiễm virut, và một số người không an tâm với điều đó, họ muốn uống thuốc."
Tiến sĩ Nespolon nói rằng những người dùng các biện pháp chữa bệnh tại nhà có nguy cơ khó nhận biết các triệu chứng nhiễm COVID để thông báo cho bác sĩ gia đình theo dõi. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi-rút lây lan và gây nguy hiểm cho sức khỏe của người đó, cũng như có khả năng gây nguy hiểm cho người khác. Ông cũng cảnh báo mọi người không nên tìm kiếm các loại thuốc chưa được chứng minh nhưng lại rao bán trên thị trường chợ đen, nơi có tới 20%, thậm chí 30% sản phẩm là giả.
"Vì vậy, nếu mọi người mua thuốc vì lý do chính đáng, thì đó không phải là nơi để mua. Hơn nữa, nếu quý vị đang nghĩ đến thuốc sốt rét hydroxychloroquine, thì các nghiên cứu hiện tại cho thấy nó không tuyệt vời như mọi người nghĩ, và thực tế không có nghiên cứu nào cho thấy có loại thuốc thực sự tạo ra khác biệt."
Tiến sĩ Nespolon nói rằng mọi người nên tìm kiếm lời khuyên y tế nếu cảm thấy lo lắng hoặc nghĩ rằng họ có các triệu chứng của COVID-19. Chỉ cần chắc chắn rằng quý vị gọi điện trước khi đến gặp bác sĩ hoặc là đến bệnh viện, và đeo khẩu trang nếu có.
Và quý vị có thể cập nhật thông tin về coronavirus bằng ngôn ngữ của mình tại sbs.com.au/coronavirus.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại