Câu lạc bộ Norths RSL, một tổ chức sinh hoạt của những người cựu quân nhân ở bờ Bắc Sydney, chưa bao giờ nghĩ đến hoàn cảnh như thế này.
Lần đầu tiên mở cửa vào năm 1955, giám đốc điều hành Luke Simmons cho biết họ đã phải tạm thời đóng cửa trong đại dịch coronavirus, ông hy vọng việc này sẽ không tồn tại quá lâu.
“Câu lạc bộ thực sự là điểm nhấn của cộng đồng và chúng tôi chắc chắn mong muốn tiếp tục vai trò đó. Mặc dù hiện tại chúng tôi đã đóng cửa, chúng tôi không thể chờ đợi việc chào đón mọi người quay trở lại”.
Nhưng ông nói cho đến lúc đó, để nhân viên ra đi là một quyết định rất khó khăn.
“Đây thực sự là điều khó khăn đối với những người điều hành như chúng tôi. Chúng tôi đã có cuộc thảo luận thẳng thắn với nhân viên. Nhìn vào mắt họ và nói với họ rằng chúng ta sẽ không có việc gì trong sáu tháng tới và sẽ phải đóng cửa, thậm chí là những điều tồi tệ hơn có thể xảy ra. Đây là một trong những khía cạnh khó khăn nhất.”
Đây là một nỗi niềm được chia sẻ bởi các nhà tuyển dụng, nhân viên và khách hàng trên khắp nước Úc.
Peak Indutry body Clubs Australia, cơ quan quản lý ngành kỹ nghệ này của Úc cho biết họ sẽ mất 800 triệu đô la mỗi tháng trong đại dịch.
Trên một trăm ngàn công nhân có thể sẽ mất việc và dự đoán 40% câu lạc bộ và nhà hàng có thể đóng cửa vĩnh viễn.
Club New South Wales có một kế hoạch chi tiết tuân theo khoảng cách xã hội và chờ ngày mở cửa.
Cuộc khủng hoảng sức khỏe này đã chỉ ra một cuộc khủng hoảng xã hội, rằng Úc có tổn thất cờ bạc lớn nhất, mức độ nghiện lớn nhất vì pokies.
Giám đốc điều hành Josh Landis giải thích.
“Chúng tôi đã đưa ra một kế hoạch được xem xét và phê duyệt bởi chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm. Những gì chúng tôi biết là trong những điều kiện nhất định, các câu lạc bộ có thể mở cửa trở lại và hoạt động một cách an toàn để bảo đảm bảo sức khỏe tâm thần của mọi người.
Bạn sẽ thấy mọi người đến câu lạc bộ, sẽ được kiểm tra nhiệt độ, bước vào, gặp rất ít người vì chúng ta đang trong thời gian giãn cách xã hội, họ sẽ được sắp xếp ngồi cách xa nhau”.
Họ đã đưa kế hoạch của mình lên chính phủ tiểu bang để kêu gọi hỗ trợ.
Thủ hiến New South Wales, Gladys Berejiklian tỏ ra thông cảm với điều này, tuy nhiên bà không đưa ra bất kỳ cam kết nào.
“Hãy nhìn xem, chúng ta đang trải qua tất cả những vấn đề khó khăn vào lúc này và chúng ta biết các câu lạc bộ đã là nguồn sống của cộng đồng địa phương trong nhiều thập kỷ.
Đặc biệt trong các vụ cháy rừng, các câu lạc bộ và các nhóm sinh hoạt đã hỗ trợ rất nhiều cho cộng đồng. Vì vậy chúng tôi hiện đang cố gắng giải quyết tất cả những vấn đề khó khăn ở đây.”
Nhưng những người ủng hộ chống đánh bạc muốn các tiểu bang và vùng lãnh thổ sử dụng thời kỳ đại dịch này để cải tổ.
Các câu lạc bộ có được một nửa doanh thu từ cờ bạc theo các báo cáo trong ngành
Tim Costello từ Liên minh cải tổ cờ bạc nói rằng điều này hoàn toàn sai.
“Nếu súng là vấn đề của nước Mỹ, pokies là điểm mù của chúng ta. Phần còn lại của thế giới sẽ bị sốc khi biết chính quyền các bang đã vô trách nhiệm khi dùng cỗ máy săn mồi này để kiếm lợi nhanh chóng.”
Úc được cho là nơi có 20% số máy pokie trên thế giới.
Và ông Costello nói rằng đại dịch này đã tiết lộ có bao nhiêu người dựa vào nó để sống.
“Cuộc khủng hoảng sức khỏe này đã chỉ ra một cuộc khủng hoảng xã hội, rằng Úc có tổn thất cờ bạc lớn nhất, mức độ nghiện lớn nhất vì pokies. Chúng ta mất 14 tỷ đô la mỗi năm vì pokies.”
Thống kê của chính phủ cho thấy người Úc mất 12 tỷ đô la mỗi năm thông qua máy đánh bạc.
Điều đó có nghĩa là mỗi tháng nếu các câu lạc bộ đều đóng cửa vì đại dịch, các con bạc đang tiết kiệm một tỷ đô la.
Trong giai đoạn này, chính phủ ACT đang mua lại các máy đánh bạc từ các câu lạc bộ, trả 15 nghìn đô la mỗi máy để tài trợ cho nhân viên đào tạo lại và giữ họ làm việc.
Ông Simmons nói rằng câu lạc bộ của ông sẽ làm việc với chính phủ New South Wales để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với họ.
“Chúng tôi có một thách thức trước mắt, các câu lạc bộ phụ thuộc vào việc đánh bạc nhưng họ cũng ủng hộ rất nhiều cho cộng đồng. Chúng tôi cần tiếp tục hợp tác với chính phủ một cách chủ động và bảo đảm rằng chúng tôi có giải pháp phù hợp để các câu lạc bộ tiếp tục đóng góp cho cộng đồng”.