Chuyên viên cao cấp về các bệnh truyền nhiễm tại Hoa Kỳ cảnh cáo rằng nước Mỹ có thể chứng kiến điều ông gọi là ‘đợt gia tăng chồng lấn’ về việc nhiễm COVID-19, trong và sau thời gian lễ Giáng Sinh.
Là giám đốc của Viện Quốc gia về Dị Ứng và Bệnh Truyền nhiễm, bác sĩ Anthony Fauci cho biết, các trường hợp nhiễm bệnh sẽ gia tăng nhanh chóng, sau khi hàng triệu người Mỹ làm ngơ các khuyến cáo của những viên chức y tế Mỹ, là hãy ở nhà trong dịp lễ Tạ Ơn.
Được biết có 4 triệu người Mỹ nhiễm bệnh, chỉ trong tháng 11 mà thôi.
Bác sĩ Fauci cho đài truyền hình NBC biết rằng, không thể có việc nới lỏng trong các hạn chế, cho đến khi một con số đáng kể người dân Mỹ được chủng ngừa, với loại vắc xin dự trù vào tháng chạp.
“Chúng ta sẽ đối diện với một tình thế khác, mà chúng ta sẽ phải quyết định với tư cách một quốc gia, một tiểu bang, thành phố và gia đình, là chúng ta hiện ở trong một tình trạng hết sức khó khăn".
"Chúng ta sẽ phải giới hạn những việc mà chúng ta luôn muốn làm, đặc biệt trong mùa nghỉ lễ nầy".
"Do chúng ta hiện tiến vào một giai đoạn thực sự nguy hiểm, bởi vì chúng ta hiện ở ngay trên đỉnh điểm của dịch bệnh”, Anthony Fauci.
Tại Anh quốc, các cuộc thảo luận đã nổ ra trong hàng ngũ chính phủ, khi nước nầy xem xét việc thi hành một hệ thống giới hạn coronavirus có 3 cấp độ.
Quốc Hội sẽ bỏ phiếu về các biện pháp nói trên, vốn có thể có hiệu lực tại một số địa phương, khi nước Anh chấm dứt việc phong tỏa gắt gao vào ngày 2 tháng chạp.
Bộ Trưởng ngoại giao Anh quốc là ông Dominic Raab cho biết, nước Anh có nguy cơ bị một đợt lây nhiễm thứ ba nếu người dân không chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp hạn chế và thúc giục các dân biểu Bảo thủ hãy ủng hộ kế hoạch nầy.
Ông cho biết chính phủ hiện làm mọi việc để ngăn tránh một đợt phong tỏa toàn quốc thứ ba, thế nhưng ông không loại trừ khả năng việc nầy có thể diễn ra.
“Thực tế là chúng ta muốn thoát ra khỏi lệnh phong tỏa toàn quốc, đó là hy vọng và có ánh sáng cuối đường hầm với nhiều triễn vọng".
"Thuốc chủng hiện sẵn sàng phân phối vào mùa xuân, vốn có thể trở lại cuộc sống bình thường".
"Có 2 việc chúng ta cần làm từ nay đến đó là một đường hướng có nhiều mức độ, để chúng ta có thể nhắm vào virus, tại nơi nào chúng nguy hiểm nhất”, Dominic Raab.
Tại Pháp, các giới hạn tại nơi thờ phượng sẽ bị hủy bỏ, sau khi tòa án tối cao phán quyết phần thắng về giáo hội Thiên Chúa Giáo.
Chính phủ Pháp có 3 ngày để sửa đổi các biện pháp, cho phù hợp hơn với nguy cơ nhiễm bệnh.
Các nhà thờ được phép mở cửa lại cùng với các nơi thờ phượng khác, thế nhưng họ tranh luận rằng giới hạn về số người viếng thăm quá hạn chế.
Bà Marie Beauvallon thuộc giáo phận Paris nói rằng, điều quan trọng là cho phép người cầu nguyện được tham dự thánh lễ.
“Giới hạn 30 người trong nhà thờ, khiến tôi cảm thấy có đôi chút thất vọng".
"Chúng tôi bị giữ bên ngoài nhà thờ một thời gian dài và trong khi phải tôn trọng các biện pháp vệ sinh, thì chúng tôi cần đón chào mọi người trong cộng đồng, họ cảm thấy cô đơn khi không dự lễ nhà thờ”, Marie Beauvallon.
"Nếu học sinh các trường tiểu học không thể đi học, thì chúng sẽ làm gì đây?”, Jihan.
Trong khi đó, hàng ngàn người diễn hành trên đường phố thủ đô Madrid ở Tây Ban Nha, chống lại việc cắt giảm hệ thống y tế công cộng .
Các bác sĩ và y tá có mặt trong số những người khiêu vũ và đánh trống ầm ĩ nói rằng, họ tranh đấu cho việc đối phó với đại dịch.
Những người tổ chức biểu tình đã trao kiến nghị lên nhà cầm quyền địa phương Madrid, kêu gọi việc tư hữu hoá hệ thống y tế phải được chấm dứt.
Bà Mari Carmen Garcia, là một nhân viên xã hội trong 15 năm qua nói rằng, cần có nhiều tài trợ đặc biệt, tại các trung tâm chăm sóc y tế căn bản.
“Điều quan trọng nhất đối với tôi là hệ thống y tế công cộng hiện được cải thiện, với nhiều chuyên viên cho mỗi đầu người".
"Điều nầy cần xảy ra tại các trung tâm chăm sóc y tế căn bản, do điều cần nhất là khu vực nầy được cải thiện, để mọi người không phải đến bệnh viện nữa”, Mari Carmen Garcia.
Còn Iraq mở cửa lại trường học một phần với các hạn chế mới, khi cho phép gần 9 triệu học sinh trở lại lớp học.
Được biết các trường học đã bị đóng cửa kể từ tháng 2, do đại dịch.
Việc giữ khoảng cách xã hội và những biện pháp khác phải được tuân thủ, các nhân viên và học sinh sẽ được thử nghiệm coronavirus.
Một bà mẹ học sinh cho biết, bà cảm thấy nhẹ nhõm khi con bà có thể trở lại trường học.
“Mọi gia đình đều kinh hãi với đại dịch coronavirus, không chỉ tại Iraq mà cả khắp thế giới".
"Bằng cách giới hạn số học sinh, tôn trọng giãn cách xã hội và những biện pháp ngăn ngừa khác, hy vọng chuyện nầy sẽ cho thấy một bước tiến mới".
"Nếu học sinh các trường tiểu học không thể đi học, thì chúng sẽ làm gì đây?”, Jihan.
Còn Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đã trao viện trợ y tế đặc biệt cho dải Gaza, khi bệnh viện tại đây đóng cửa do bị tràn ngập, cùng lúc số lây nhiễm gia tăng.
Được biết có 15 máy trợ thờ do Kuwait trao tặng, với hơn phân nửa trong số 150 máy thở tại Gaza hiện được sử dụng.
Phát ngôn nhân Bộ Y Tế tại Gaza cho biết, các trang thiết bị sẽ giúp cho các dịch vụ tốt đẹp hơn mặc dù vẫn chưa đủ, cũng như các bệnh viện cũng thiếu hụt lượng dưỡng khí cung cấp.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại