Sau 18 tháng trày trật thương thuyết giữa Vương Quốc Anh và Liên Minh Châu Âu, đến nay các nghị sĩ Anh muốn thay đổi trong thảo thuận về Brexit.
Hai tuần sau khi cực lực phản đối bản dự thảo thỏa thuận, thì nay nhóm đa số khiêm tốn các nghị sĩ Anh đã bật đèn xanh cho bà Theresa May đi thương thuyết lại để thay thế một điều khoản trong đó gọi là to 'backstop' tạm gọi là chận hậu mà trước đó được đưa ra nhằm tránh có một biên giới khó khăn giữa Ireland và Bắc Ireland.
Tuy nhiên lãnh đạo các nước thành viên EU đã nhanh chóng và đồng lòng phản ứng lại nói rằng họ không ủng hộ sự thương thảo này.
Chủ tịch ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker cảnh báo Quốc Hội Anh rằng điều đó chỉ làm gia tăng nguy cơ hỗn độn của việc rút ra khỏi Liên Hiệp và rằng những điều khoản hiện nay là tốt nhất để đi đến việc ký kết.
""Liên Minh Châu Âu vào hồi tháng 11 đã nói rồi. Chúng tôi cũng nói như thế sau đó vào hồi tháng 12. Và sau cuộc bỏ phiếu rất có ý nghĩa về của Hạ viện vào hồi tháng Giêng chúng tôi cũng đã nói lại như vậy. Những cuộc tranh luận và bỏ phiếu ở Hạ Viện vào hôm qua không thể thay đổi điều đó. Những thảo thuận về việc rút lui sẽ không được đem ra để mà thỏa thuận lại."
Trưởng ban thương thuyêt về Brexit của EU là Michel Barnier, đồng tình với quan điểm của ông Chủ tịch ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker.
"Tôi chỉ muốn bổ sung thêm để xác nhận rằng Cơ quan của Hội đồng Châu Âu đang rất thống nhất và đồng lòng với nhau và chúng tôi đồng ý với thỏa thuận mà trong tay chúng tôi đang có với UK."
Theo kết quả của cuộc bỏ phiếu ở Quốc Hội Anh thì bà Theresa May sẽ quay lại Brussels để thương thuyết một sự thay đổi trong thỏa thuận nhằm tránh việc Anh bị đẩy ra khỏi Liên Minh Châu Âu vào ngày 29/3 mà không có một thỏa thuận nào bảo đãm quyền lợi của Anh khi ra đi, và điều này các nghị sĩ Anh cũng bỏ phiếu chống.
Tuy nhiên với việc EU không sẳn sàng để thương lượng lại trong bối cảnh Quốc Hội Anh phản đối bản thảo thuận đã đucợ thông qua mà Anh đã thương thảo với EU trước đó thì tương lai của Brexit xem ra chưa có gì chắc chắn.
Điều khoản "backstop" gọi nôm na là chặn hậu được xem như một chín sách bảo đãm cho việc lưu thông tự do ở biên giới Ireland.
Nếu điều khoản này được thực thi thì nó có thể giữ cho Anh vẫn nằm trong vòng hải quan của Liên Minh tuy nhiên miền Bắc Ireland sẽ phải tuân thủ một số luật lệ khi hòa vào một thị trường chung.
Những người chỉ trích lo ngại rằng điều này sẽ trở nên thường trực và họ sợ rằng những luật lệ khác nhau cho Bắc Ireland có thể dẫn đến làm đổ vỡ Liên Hiệp Anh.
Tuy nhiên phía EU thì lại cho rằng backstop hay chặn hậu là cần thiết để bảo vệ biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng Hòa Ireland, vốn vẫn nằm trong Liên minh Châu Âu.
Ngoại trưởng Ireland là Simon Coveney nói, đất nước của ông sẽ khôgn bị đe dọa vì những cái dàn xếp liên quan cái chặn hậu backstop này.
"Mong muốn duy nhất của tôi là bảo vệ những lợi ích nền tảng của Ireland trong khi cố gắng bảo vệ mối quan hệ giữa hai miền Irelands và hai lãnh thổ. Tuy nhiên muốn gì thì nó cũng cần phải dựa trên nền tảng của mối quan hệ cân bằng, bởi vì tất cả những thứ khác đưa ra với ngầm ẩn chứa những đe dọa về việc gánh chịu hậu quả hay tương tự thì không thể cho ra một kết quả mà qua đó bảo vệ được mối quan hệ trong tương lai được."
Pháp và Đức kiên định với lập trường rằng EU sẽ không thay đổi.
Phát ngôn nhân của bà Thủ tướng Đức Chancellor Angela Merkel nói rằng họ không có ý định để mở lại bản thỏa thuận để đàm phán lại một lần nữa.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung