Thế nhưng chiến dịch tranh cử kỳ quặc, chia rẻ và cay đắng sẽ chấm dứt và đến giai đoạn bỏ phiếu, thế nhưng tình trạng đầu phiếu thực sự diễn ra như thế nào?.
Ngày bầu cử 8 tháng 11 sắp ló dạng, khi các cử tri sẽ đi bỏ phiếu cho vị lãnh đạo của nước Mỹ và trong nhiều cách thức, còn là lãnh tụ của đồng minh trên khắp thế giới.
Thế nhưng trong khi hệ thống truyền thông Mỹ tranh nhau đoán người nào thắng cử chỉ vài giờ sau khi các phòng phiếu đóng cửa, tuy nhiên tiến trình bỏ phiếu thực sự chưa kết thúc.
Công chúng thực ra bầu cho các đại diện , những người nầy đại diện cho cử tri để thực sự bỏ phiếu bầu cho ứng cử viên mà họ đại diện.
Ông Thomas Adams, giảng viên tại đại học Sydney chuyên nghiên cứu về lịch sử Mỹ giải thích.
"Họ chủ yếu bỏ phiếu cho ông Trump hay bà Clinton, thế nhưng họ bỏ phiếu trong phạm vi một tiểu bang, chứ không trên mức độ liên bang".
Cử tri tại các tiểu bang sau đó được cho biết, họ sẽ điền vào phiếu bầu như thế nào.
"Mỗi tiểu bang được ấn định một số phiếu tùy theo dân số, được gọi là phiếu của đại diện cử tri đoàn, trong tổng số phiếu".
Điều đó có nghĩa là các tiểu bang lớn như Florida sẽ được nhiều phiếu cử tri đoàn, khi họ tụ tập vào ngày 19 tháng chạp, để bầu cử đại diện cử tri đoàn.
"Mọi người trong các tiểu bang riêng rẻ sẽ bỏ phiếu cho 4 ứng viên, những người nầy đại diện cho 270 phiếu đại diện cử tri đoàn, từ California với 55 phiếu, Wyoming vốn là tiểu bang nhỏ nhất tại Mỹ có 3 phiếu, thế nhưng ai thu được 270 phiếu của cử tri đoàn sẽ thắng cử".
Thế nhưng tiến sĩ Adams nói rằng, có hai loại phiếu bầu là chuyện gây nhiều tranh luận, khi một ứng cử viên thắng được nhiều phiếu bầu phổ thông, thế nhưng người kia lại được đa số phiếu của cử tri đoàn.
"Chuyện nầy xảy ra năm 2000, khi ông Al Gore đạt được đa số phiếu phổ thông, thế nhưng ông không thắng cử ít ra là một cách chính thức đa số phiếu của cử tri đoàn. Dĩ nhiên cuộc bỏ phiếu tại Florida là nơi tranh chấp và ông nầy thất cử vào phút chót".
Tại hầu hết các tiểu bang, một hệ thống được gọi là "", có nghĩa là người chiếm nhiều phiếu trong một tiểu bang, sẽ thu hết các phiếu cử tri đoàn về cho mình.
Mọi tiểu bang chỉ trừ Maine và Nebraska, hiện hoạt động theo hệ thống như vậy.
"Quí vị biết, dường như là bà chỉ thắng khoảng 4, 5 hoặc 6 phần trăm điểm trên toàn quốc, thế nhưng về phiếu cử tri đoàn bà có thể thắng rất nhiều so với ông Trump, ngay cả thắng hơn tỷ lệ giữa ông Barack Obama với ông John McCain, vào năm 2008", Ông Thomas Adams, giảng viên tại đại học Sydney chuyên nghiên cứu về lịch sử Mỹ nói.
Tiến sĩ Adams nói rằng, mục tiêu chính là tập trung các năng lực chính trị tại khoảng 10 đến 12 tiểu bang, vốn có thể có kết quả thay đổi.
Không giống như tại nước Úc, vốn có 6 thị trường truyền thông chính yếu, tại Mỹ có khoảng 80, vì vậy thời lượng trong việc quảng cáo trên truyền hình địa phương hay các bảng thông báo tốn kém rất nhiều tiền.
"California sẽ bầu cho bà Hillary Clinton, vì vậy bà ta sẽ thắng được 55 phiếu của cử tri đoàn tại đây, trong khi tiểu bang như Ohio với 18 phiếu cử tri đoàn, theo truyền thống là một nơi tranh giành phiếu, khi khuynh hướng của cử tri đoàn tại đây có thể ngã sang bên nầy hoặc bên kia. Vì vậy ứng cử viên tiêu nhiều tiền tại Ohio, và hầu như chẳng tiêu tốn nhiều tại California".
Ngoài ứng cử viên hai chính đảng, còn có những người khác nữa có thể ra tranh chức vụ Tổng thống.
Chẳng hạn như như của đảng Xanh, của đảng Tự do và nhạc sĩ nhạc rock là , hầu như đều ra tranh cử Tổng thống vào mỗi cuộc bầu cử từ năm 1972.
Thế nhưng các ứng cử viên đảng nhỏ sẽ không xuất hiện trên các lá phiếu trong mỗi tiểu bang.
Rồi còn có chuyện số cử tri đi bầu nữa, vốn thường thấp tại Mỹ so với các nước khác như nước Úc, vốn việc bầu cử là bó buộc.
"Tôi nghĩ vấn đề lớn hơn tại Mỹ là chuyện đi bầu, đó là tiến trình rất thường xem là phản ảnh dễ dàng số tiền quí vị có,trong một loạt cách thức khác nhau là liệu tiểu bang đó có khắt khe với luật lệ về lý lịch hay không, khi ngày càng khó khăn hơn cho những người nghèo và có lợi tức thấp để đi bầu".
"Các địa điểm bỏ phiếu thường xa hẳn các khu lao động nghèo, các xóm nhỏ của người Mỹ gốc Phi, cũng như những người có tiền án".
Với cuộc vận động tranh cử Tổng thống năm 2016 gần kết thúc hơn nhiều người mong đợi, liệu có một kết quả khít khao sau cùng chăng?
Tiến sĩ Adams cho biết, ông không tin như vậy.
"Không, không phải như vậy, tôi chưa thấy bất cứ dự đoán nào trong những tháng qua, là ông Trump được nhiều phiếu".
"Tôi nghĩ câu hỏi lớn nhất trong việc ngăn cản những gì kỳ quặc nhất xảy ra, là bà Clinton sẽ thắng số phiếu cử tri đoàn áp đảo đến mức nào".
"Quí vị biết, dường như là bà chỉ thắng khoảng 4, 5 hoặc 6 phần trăm điểm trên toàn quốc, thế nhưng về phiếu cử tri đoàn bà có thể thắng rất nhiều so với ông Trump, ngay cả thắng hơn tỷ lệ giữa ông Barack Obama với ông , vào năm 2008", Ông Thomas Adams, giảng viên tại đại học Sydney chuyên nghiên cứu về lịch sử Mỹ nói.