Là người giúp việc nhà, Amsale Hailemariam cũng có được cuộc sống tươm tất ở thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, nhưng đại dịch Covid đã làm đảo lộn cuộc sống của người mẹ đơn thân này.
“Từ khi coronavirus bắt đầu thì không còn việc làm nữa. Chúng tôi cứ phải ở trong nhà và không bước ra ngoài để đừng bị nhiễm bệnh."
Ngân hàng Thế giới ước đoán có đến 100 triệu người sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh bần hàn, với chưa tới 3 Úc kim một ngày để sinh tồn.
Gayle Smith là chủ tịch và CEO của tổ chức thừ thiện chống nghèo đói gọi là ONE Campaign. Bà nói đại dịch đã đẩy những người nghèo trên thế giới lùi lại mấy chục năm.
"Những gì họ kiếm được trong 25 năm qua sẽ tiêu tan. Tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến một sự thụt lùi nghiêm trọng khiến nhiều người phải đau khổ."
Trên thế giới hiện có có 736 triệu người sống trong cảnh nghèo khó, phân nửa đến từ các quốc gia Bangladesh, Congo, Ấn Độ, Nigeria và Ethiopia.
Nhiều người biết đến Ethiopia vì mất chục năm trước nơi đây từng bị nạn đói nhưng đã thay đổi trong 2 thập niên qua với những câu chuyện kinh tế thành công.
Tom Bundervoet, là một kinh tế gia chuyên về sự nghèo khó làm việc cho Ngân hàng Thế giới đã từng đóng ở Ethiopia trong 4 năm cho biết Covid-19 là cái phanh lớn cho kinh tế của nước Đông Phi này.
“Dựa trên biểu đồ dự phóng của sự thụt lùi tương đối lớn của nền kinh tế bởi vì đại dịch, chúng tôi dự đoán sự nghèo khó sẻ quay lại lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng ở Á Châu trong năm 1998."
Gayle Smith nói rằng cũng giống như nhiều nước khác trong khu vực, Ethiopia phụ thuộc đầu tư ngoại quốc. Nhưng với việc du hành bị giới hạn, các nước này cần được hỗ trợ về tài chánh.
"Họ không có tiền họ cần để đối phó với đại dịch, cũng như để chữa cháy trong lúc thu nhập của quốc gia thình lình ngưng lại. Tiền nợ được gia hạn đến cuối năm, nhưng mà như vậy vẫn không đủ. Chúng ta cần phải kéo qua đến năm 2021. Chúng ta cần các nước cứu viện cũng như các cá nhân ra tay."
Tom Bundervoet nói kinh tế hồi phục nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc tìm ra vaccine cho coronavirus, và chúng có được phân phối đồng đều hay không.
"Nếu chúng ta thấy đại dịch ổn định trên toàn cầu cuối năm nay, có nghĩa là được kiểm soát, số ca nhiễm thấp, và tìm ra vaccine, thì Ethiopia có thể phục hồi nhanh chóng."
Nhưng cho đến ngày đó thì những người như bà mẹ Amsale Hailemariam, cuộc sống quả là vất vả.
"Chúng tôi trong tình trạng chỉ có hơn người chết, nhưng lại không bằng người sống."