Có hơn 20 triệu người trên thế giới đã nhiễm với COVID-19 và có hơn 728 ngàn người chết.
Hơn 100 ngàn cái chết là tại Brazil với ít nhất 3 triệu người nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Michael Ryan thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO nói rằng COVID-19 hiện lây lan tại hầu hết các quốc gia Nam Mỹ.
“Brazil tiếp tục có khoảng từ 50 đến 60 ngàn ca nhiễm hàng ngày".
"Chỉ số lây nhiễm của dịch bệnh thay đổi từ 1.1 đến 1.5, vì vậy dịch bệnh vẫn lây lan mạnh mẽ trên khắp nước".
"Các phòng cấp cứu lại phải đương đầu với tình trạng nầy và quả là một điểm son cho các nhân viên y tế tại Brazil, họ đã đối phó với chuyện nầy hàng tháng nay”, Michael Ryan.
Tại tiểu bang Rio Grande do Sul thuộc miền Nam Brazil, với dân số 11,3 triệu người, đã có hơn 84 ngàn trường hợp nhiễm bệnh và hơn 2400 người chết.
Ông Fabio 40 tuổi sống tại thủ phủ tiểu bang là Porto Alegre nói rằng, ông vừa hồi phục sau COVID-19 và ông bị lây nhiễm khi viếng thăm Nữu Ước hồi tháng 3.
Ông cho biết, trong khi ông khỏi hầu hết các triệu chứng được biết, thì ông vẫn không hoàn toàn phục hồi vị giác.
Ông nói rằng, quả đáng thất vọng với cách hành sử của Tổng Thống Jair Bolsonaro trước đại dịch.
“Ông ta nói mọi chuyện không phải lỗi ở ông và ông có thể làm được gì".
"Với con số như vậy khi ông đại diện cho đất nước nầy, ông ta lẽ ra phải làm nhiều hơn nữa, ông ta phải chú tâm vào về vấn đề mà tôi không thấy ông ta làm chuyện đó”, Fabio.
Tổng Thống Brazil có lần mô tả COVID-19 chẳng có gì hơn là một loại cúm thông thường và thường xuất hiện chẳng mang khẩu trang trong khi cũng không giữ khoảng cách xã hội.
Cuối cùng ông bị nhiễm COVID-19 và cho biết ông dùng thuốc chống sốt rét giúp ông được hồi phục.
Trong khi con số tử vong tại quốc gia nầy gia tăng đến hơn 100 ngàn người, Tổng Thống thúc giục người dân Brazil hãy tiếp tục cuộc sống hàng ngày.
Ông Fabio nói rằng các thông điệp phức tạp và lẫn lộn về coronavirus của nhà cầm quyền tại Brazil thấy một số dân chúng tại Porto Alegre nghi ngờ liệu COVID-19 có thực không và họ hành động một cách khác lạ.
“Họ chẳng chịu ở nhà, cứ đi ra ngoài và chẳng chịu đeo khẩu trang".
"Họ đi ra các công viên và khi họ nói chẳng có nhiều người tụ họp nhau".
"Quí vị biết các đám đông tại mọi nơi và đủ loại hỗn độn xảy ra”, Fabio.
Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu, ông Fabio chọn cách làm việc từ nhà trong hầu hết thời gian, chỉ thỉnh thoảng mới đi ra ngoài mua thực phẩm.
Với con số nhiễm bệnh lên quá cao, ông cho biết tốt hơn là không viếng thăm cha mẹ, nhưng đó cũng không phải là một chọn lựa vì cha ông có nhiều chứng bệnh nặng.
“Tôi không cảm thấy dễ chịu để đến những nơi như vậy, bởi vì tôi sợ bị lây nhiễm từ bên ngoài vào trong".
"Vì vậy dĩ nhiên tôi làm mọi chuyện trước khi phải đi, mang khẩu trang, dùng nước sát khuẩn và đôi khi cũng không đủ".
"Một lần nữa quí vị chẳng biết khi họ đi ra ngoài chẳng hạn, đến một tiệm thuốc tây để mua thuốc, rồi họ bị nhiễm bệnh".
"Vì vậy đó là tình trạng hiện nay và tôi nghĩ cũng là tình trạng trên cả thế giới, thế nhưng chuyện đó rất dễ sợ vì tôi chẳng muốn bất cứ chuyện gì xảy ra cho cha mẹ tôi, thế nhưng tôi phải gặp họ và phải giúp họ trong trường hợp nầy”, Fabio.
Tại Âu Châu, Tây Ban Nha báo cáo có gần 15 ngàn trường hợp nhiễm bệnh mới trong 24 giờ qua trong khi nước nầy tìm cách kềm chế một loạt các vụ bùng phát.
Tây Ban Nha ghi nhận 3300 trường hợp nhiễm bệnh hồi tuần qua.
Nước nầy báo cáo có gần 323 ngàn trường hợp nhiễm bệnh và hơn 28 ngàn người chết.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hiện quan ngại về con số các trường hợp tăng cao, trong một số địa điểm du lịch tại Âu Châu, khi du khách vui hưởng mùa hè tại châu lục nầy.
"Tôi cũng vui mừng khi chiếc mặt nạ nầy giúp chúng ta có đủ việc làm cho các công nhân của chúng ta, có công việc làm vào thời điểm hết sức thử thách như lúc nầy”, Isaac Levy.
Hy Lạp ghi nhận có 203 trường hợp nhiễm bệnh vào chủ nhật và có những lo sợ là con số nhiễm bệnh hàng ngày có thể lên đến 350 vụ.
Nhà cầm quyền y tế cho biết đường biểu diễn con số nhiễm bệnh gia tăng đáng ngại tại đảo quốc Hy Lạp, khiến nhà cầm quyền phải áp đặt lệnh giới nghiêm vào nửa đêm tại các quán rượu và nhà hàng từ nửa đêm đến 7 giờ sáng.
Việc giới hạn sẽ có hiệu lực cho đến ngày 23 tháng 8 trên các hòn đảo Hy Lạp, bao gồm Mykonos, Santorini, Rhodes, Crete và Corfu.
Tiến sĩ Mike Ryan thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói rằng, không có chỉ dấu nào cho thấy COVID-19 có tính cách cúm theo mùa, vì vậy thông điệp của ông đến các quốc gia Âu Châu là hãy tạo áp lực lên coronavirus trong suốt mùa hè tại Bắc Bán Cầu.
“Cho đến nay loại virút nầy cho thấy chẳng có kiểu mẫu theo mùa nào cả".
"Những gì rõ ràng là quí vị càng lơi lỏng, thì nó lại càng bùng phát trở lại, nó sẽ trở lại".
"Đó là những gì tôi nói với các quốc gia tại Âu Châu, hãy luôn tao áp lực lên nó. Ông Tổng Giám Đốc WHO đã nói, hãy trấn áp, trấn áp và trấn áp”, Mike Ryan.
Và tại một công ty sản xuất nữ trang ở Israel, hiện chế tạo một khẩu trang mà họ cho là đắt nhất thế giới, trị giá 2 triệu Úc kim.
Khi hoàn tất, khẩu trang bằng bạch kim 18 karat, sẽ được đính vào với 3600 viên kim cương đen và trắng.
Chiếc khẩu trang nầy hiện được chế tạo cho một thương gia Trung Quốc sống tại Mỹ, muốn được hoàn tất vào cuối năm nay.
Nhà vẽ kiểu là ông Isaac Levy nói rằng, khi được đặt hàng để chế tạo một vật đắt tiền như vậy, việc nầy giúp giữ các nhân viên của ông có việc làm, trong thời buổi đảo lộn trên địa cầu.
“Tiền bạc có thể không mua được mọi thứ, thế nhưng nếu nó có thể mua được là một chiếc khẩu trang chống COVID-19 rất đắt tiền".
"Người mua được nó muốn mang đi khắp nơi và hãy lưu ý, anh ta sung sướng với chiếc khẩu trang".
"Tôi cũng vui mừng khi chiếc mặt nạ nầy giúp chúng ta có đủ việc làm cho các công nhân của chúng ta, có công việc làm vào thời điểm hết sức thử thách như lúc nầy”, Isaac Levy.
Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại