Hiện có 335 người trong tổng số 3,700 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Diamond Princess đã nhiễm coronavirus.
Trên tàu có 200 hành khách Úc, trong đó có 16 người nhiễm bệnh.
Một hành khách Úc, bà Vera Koslova-Fu ở trong phòng trên tàu đã 12 ngày, nhưng không biết còn phải cách ly bao lâu nữa.
"Tôi rất bình tĩnh và lạc quan, nhưng đến lúc tôi phải nói là tôi vô cùng tức giận. Chuyện này cần phải được giải quyết càng nhanh càng tốt."
Giới chức y tế Nhật cho biết cần phải xét nghiệm tất cả mọi người trước khi họ được xuống tàu.
Nhưng với số người quá đông như vậy phải mất rất nhiều thời gian vì cũng chỉ có thể làm xét nghiệm một số nhất định mỗi ngày mà thôi, và phải mất ba ngày mới có kết quả.
Bà Koslova-Fu muốn chính phủ Úc gởi thêm bác sĩ qua Nhật để giúp, và giúp những người còn khỏe mạnh trở về.
"Hãy qua giúp xét nghiệm tất cả chúng tôi và nếu kết quả là âm tính thì hãy di tản chúng tôi."
Hoa Kỳ đã di tản 400 công dân Mỹ, ngoại trừ những ai đang được điều trị trong bệnh viện. Vợ của hành khách Mỹ, ông Kent Frasure bị nhiễm bệnh đang được điều trị.
"Thật là khó khăn cho chúng tôi. Có lúc chúng tôi tưởng rằng chúng tôi sắp được về nhà. Nhưng rồi được cho biết bà chỉ được lên máy bay khi nào xét nghiệm cho kết quả âm tính."
Nhân viên của tàu sẽ phải được cách ly lâu hơn hành khách. Chủ tịch công ty tàu du lịch Princess Cruise, Jan Swartz cho biết thủy thủ đoàn phải ở lại trên tàu thêm 2 tuần nữa.
"Tôi biết đây là tin gây thất vọng cho những ai muốn được về nhà càng sớm càng tốt. Đây quả là thất vọng."Trong khi đó những người Úc được di tản khỏi Hồ Bắc chuẩn bị về nhà sau khi cách ly 14 ngày trên đảo Christmas.
Qi Chang and Chenfei Deng. Source: Supplied
Chuyến bay đầu 243 người được chở về Port Hedland, rồi Sydney và Canberra. Chuyến thứ hai đáp xuống Perth rồi Adelaide và Brisbane.
Còn những người đang ở gần Darwin thì chỉ mới thì còn một tuần cách ly nữa mới được về nhà.
Khi mà lệnh cấm người Trung Quốc đến Úc thi những người dù là vợ, chồng của các công dân Úc cũng không được quay về Úc.
Chồng mới cưới của cô Qi Chang, một thường trú nhân Úc, là Deng Chen Fei đang kẹt ở Trung Quốc. Cô Qi được trở về Tasmania tuần trước, nhưng chồng được theo.
"Tối tôi không ngủ được. Tôi cứ khóc suốt. Tôi sắp sanh và nhớ chồng tôi lắm."
Website của Bộ Nội Vụ Úc thì nói lệnh cấm nhập cảnh không áp dụng đối với người nhà của công dân Úc hay thường trú nhân Úc.
Cô Qi vừa phát hiện visa sinh viên của chồng đã bị hủy mà không có lý do cho dù phải đến giữa tháng ba mới hết hạn.
"Tôi không biết nói sao nữa. Tôi cảm thấy vô vọng, chỉ biết ngồi nhìn vào khoảng không, chẳng suy nghĩ gì được."
Kirk Yan là một cô vấn di trú ở Melbourne cho SBS biết ông biết ít nhất có 30 trường hợp tương tự.
"Tôi nghĩ ngay từ đầu khi chính phủ ban hành lệnh cấm đã không có sự phối hợp thống nhất giữa các bộ khi thực thi. Tôi chỉ hy vọng chính phủ đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn."
SBS có liên lạc với Bộ Nội Vụ nhưng chưa được trả lời.
Trong lúc này Qi Chang và Chen Fei Deng chỉ biết cầu mong vợ chồng đều có mặt ở Úc khi đứa con đầu lòng chào đời.