Có bốn chỉ số chính mà các nhà khoa học sử dụng làm thước đo để đo biến đổi khí hậu: nồng độ khí nhà kính, mực nước biển dâng, nhiệt đại dương và axit hóa đại dương.
Tất cả bốn chỉ số này đều đứng đầu kỷ lục mới ghi nhận được trong năm 2021, theo như- báo cáo mới nhất của Tổ chức Khí tượng Thế giới World Meteorological Organization viết tắt là WMO.
Giáo sư Pete Strutton là một nhà sinh học hải dương tại Viện Nghiên cứu Biển và Nam Cực.
Ông nói rằng Covid-19 và kết quả là kinh tế suy thoái đã làm giảm lượng khí thải, nhưng cảnh báo rằng điều này không nói lên toàn bộ câu chuyện.
"Tôi nghĩ rằng công chúng thấy rằng lượng khí thải đã chậm lại trong vài năm qua, và điều đó là có. Thế nhưng C02 trong khí quyển vẫn đang phát triển và nó vẫn có tác động mạnh đến khí hậu, dẫn đến sự gia tăng các chỉ số mà chúng tôi đã thấy và như bạn cũng biết. Do đó cần thiết phải chỉ ra rằng khi nói đến tác động của biến đổi khí hậu mọi người hay nói thời tiết nóng lên như trong một cái lò nướng, thế nhưng không chỉ như vậy. Nên nhớ rằng ngay cả khi chúng ta ngừng phát thải vào ngày mai thì hậu quả đối với những thứ như băng tan và nước biển dâng, vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều thập niên, và bạn chắc chắn sẽ chứng kiến mực nước biển dâng cao. Từ năm 2013 trở lại đây, mực nước biển dâng đã tăng nhanh gấp đôi so với 15 năm trước. Vì vậy mà mặc dù Covid đã làm giảm lượng khí thải, thì tất cả những các chỉ số khí hậu vẫn đang tăng lên."
Ian Lowe, Giáo sư danh dự về khoa học, công nghệ và xã hội tại Đại học Griffith cho biết, báo cáo mới nhất này từ Tổ chức Khí tượng Thế giới W-M-O đọc mà kinh hoàng.
"Thật là đáng lo ngại, nó củng cố những gì mà Hội đồng liên chính phủ trong báo cáo đánh giá lần thứ sáu công bố hồi đầu năm nay đã nói. Đó là biến đổi khí hậu không chỉ xảy ra mà còn đang tăng tốc, và lý do chính khiến nó vẫn tăng tốc là do chúng ta đang đưa lượng khí nhà kính ngày càng tăng cao vào bầu khí quyển. Đại dịch có một chút tạm dừng nhưng sự gia tốc vẫn tiếp tục và mỗi năm chúng ta lại đưa nhiều khí nhà kính vào bầu khí quyển hơn. Và chừng nào mà con người vẫn tiếp tục nâng cao các chỉ số về nhiệt độ, sự thay đổi lượng mưa, về những trận lũ lụt tồi tệ và cháy rừng, thì tất cả những thiên tai kinh hoàng này sẽ tiếp tục và tồi tệ hơn."
Thực tế trước mắt mà con người nhìn thấy rõ ràng hàng ngày nhất của biến đổi khí hậu, theo các nhà khoa học đó là thời tiết khắc nghiệt hơn so với chính con người nhận thấy trước đây.
Thời tiết khắc nghiệt trên toàn cầu đã gây thiệt hại kinh tế hàng trăm tỷ đô la và gây ra thiệt hại nặng nề cho cuộc sống của con người, gây ra những cú sốc cho an ninh lương thực và nước và làm gia tăng tình trạng di dời.
Và đó là tất cả chỉ trong vài tháng đầu năm 2022.
Giáo sư Colin Butler, Giáo sư danh dự tại Trung tâm Quốc gia về Dịch tễ học và Sức khỏe Dân số, chỉ ra vấn đề ngày càng gia tăng của người tị nạn do hậu quá của biến đổi khí hậu.
"Chúng ta đã có những người tị nạn khí hậu ở Úc, chúng ta đã có những người sống trong xe của họ hoặc đoàn lữ hành bị lũ lụt từ Lismore, những ngôi nhà không thể ở được. Và trên bình diện toàn cầu thì điều đó đang trở nên khẩn cấp và tuyệt vọng. Một báo cáo chỉ ra cho thấy cứ bốn người Châu Phi thì có một người đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng - cứ bốn người thì có một người! Nó là một con số cao khủng khiếp. Nhiều khu vực của Châu Phi trước đây không có tình trạng có tình trạng mất an ninh lương thực thì bây giờ lại có. Và tất nhiên giá lương thực tăng cao. Mà không chỉ có giá lương thực, mùa màng thất bát gia súc chết và suy giảm, thì mọi người sẽ tự nhiên tìm kiếm một số thứ thay thế và rất nhiều người trong số họ sẽ phải kết thúc trong các trại tị nạn khủng khiếp.”
Đó là một vấn đề mà ông nói rằng các chính phủ phải nhanh chóng tránh.
“Khái niệm về người di cư vì khí hậu bị khá nhiều chính phủ phủ nhận vì khi đó nó có nghĩa là một loại trách nhiệm đạo đức hoặc pháp lý nào đó để ngăn chặn nó, nhưng đối với tôi, nó giống như chơi chữ. Nếu bạn đang ở trên một hòn đảo nhỏ và mực nước biển dâng cao đến tận cửa nhà bạn và có những yếu tố khác nữa và bạn phải di cư. Mà đã là di cư rồi thì cho dù đó là một người di cư vì khí hậu hay một người tị nạn vì môi trường hay chỉ là một người xin tị nạn thì điều đó vẫn giống nhau, đều dẫn tới việc phải thay đổi chỗ ở bởi nơi bạn ở trở nên không thể ở được nữa, và tương lại thì điều này sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.”
Giáo sư Lowe nói rằng Chính phủ Liên bang không chỉ xem nhẹ tác động biến đổi khí hậu mà việc không hành động đã khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
“Chính phủ không chỉ thiếu hành động mà còn thực sự đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Chính sách khuyến khích sử dụng nhiều hơn nhiên liệu hóa thạch đã như lấy dầu đổ thêm vào lửa. Các chính sách của Đảng Lao động tốt hơn, nhưng vẫn chưa đủ tốt. Đảng Xanh và một số nghị sĩ Độc lập có chính sách tốt hơn nhiều. Và tôi cho rằng điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là những nghị sĩ Độc lập và Đảng Xanh có thể có đủ tiếng nói trong Quốc hội mới có thể buộc bất kỳ ai trong chính phủ phải hành động mạnh mẽ hơn.”
Có vẻ như những lời nói đúng lúc khi đất nước bước vào cuộc bầu cử vào thứ Bảy tuần này.
“Các quyết định của chính phủ về những thứ như liệu chúng ta dùng than, khí đốt hay là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang dùng nhiên liệu sạch, tái tạo. Các quyết định của chính phủ sẽ xác định liệu người dân có được khuyến khích dùng xe điện hay tiếp tục xe chạy xăng dầu. Chính phủ quyết định liệu ngành nông nghiệp có được ưu đãi về lưu trữ carbon không hay là trở thành một nguồn phát thải carbon.”
Giáo sư Lowe nói rằng nhiều quyết định trong số này nhắm vào lợi ích kinh tế ngắn hạn, và ông nói về lâu về chi phí sẽ còn lớn hơn nhiều lần nếu không làm chậm biến đổi khí hậu.
“Chỉ tính trong lĩnh vực nông nghiệp, trước mắt giá trái cây và rau quả đang đắt hơn vào lúc này do hậu quả của lũ lụt. Ngành nông nghiệp nói chung đang phải đối phó với khí hậu thay đổi và điều đó sẽ làm cho an ninh lương thực trở nên tồi tệ hơn. Hàng chục ngàn công việc phụ thuộc vào du lịch gắn với các di sản thiên nhiên như Great Barrier Reef đang bị đe dọa bởi các quyết định ngắn hạn thu lợi từ xuất khẩu than đá và khí đốt. Vì vậy, chúng ta thực sự cần phải suy nghĩ khi bỏ phiếu - có những ứng cử viên sẽ hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn hay chúng ta tiếp tục bầu ra những ứng cử viên đang đặt những cân nhắc tài chính ngắn hạn khó hiểu trước lợi ích dài hạn của chúng ta?”
Báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO sẽ được sử dụng làm tài liệu chính thức cho các cuộc đàm phán về Biến đổi khí hậu của U-N tiếp theo được gọi là COP27, dự kiến diễn ra tại Ai Cập vào cuối năm nay.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung